Advertisement
  1. Business
  2. Marketing
  3. Writing

22 thủ thuật để thiết kế một bài thuyết trình Slide Deck hiệu quả

Scroll to top
Read Time: 16 min

() translation by (you can also view the original English article)

Thỉnh thoảng một cơ hội xuất hiện cho những freelancer để giới thiệu công việc hay chuyên môn của họ cho đồng nghiệp và khách hàng tiềm năng. Đồng ý tham gia là một cơ hội tuyệt vời để gia nhập mạng lưới, một cách để trao đổi các ý tưởng và nhân thức hoặc có những liên lạc tạo cơ hội làm việc cho bạn. Về mặt xấu, đó là một cam kết áp đảo và đáng sợ.

Thiết kế một Slide Deck là một trong những bước đầu tiên để chuẩn bị cho một bài thuyết trình và sẽ giúp dẫn dắt cho bài nói đó của bạn. Những slide hấp dẫn sẽ không chỉ giúp bạn trao đổi tốt hơn các ý tưởng của mình cho người xem, mà nó còn biểu lộ sự chuyên nghiệp của bạn, và biết bạn có một bản trình bày tốt sẽ củng cố sự tự tin của bạn khi bạn đứng lên trình bày.

Hướng dẫn tạo những bài thuyết trình (Tải eBook miễn phí)

Thêm vào đó, hãy chắc chắn tải về quyển eBook miễn phí của chúng tôi: The Complete Guide to Making Great Presentations. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm chủ được quy trình thực hiện bài thuyết trình, từ những ý tưởng ban đầu, cho đến khi viết, thiết kế và trình bày thuyết phục.

Making Great Presentations Free Guide DownloadMaking Great Presentations Free Guide DownloadMaking Great Presentations Free Guide Download

Bây giờ, hãy đến với những thủ thuật thiết kế bài trình bài slide xuất sắc này nhé.

Thiết lập Slide Deck của bạn

1. Phần mềm: Nếu bạn không chắc về cách bắt đầu xây dựng các slide của mình, Keynote (một phần của gói iWork) được xem như phần mềm thuyết trình yêu thích của các nhà thiết kế, cũng là những người thuyết trình dày dặn. PowerPoint và PDFs cũng làm có cách làm việc tương tự như vậy. Trong khi phần mềm thì được tạo ra trước, thì nó lại được cho là mối quan tâm thứ cấp. Những tính chất sẽ tạo ra hoặc làm hỏng bài thuyết trình của bạn chính là nội dung và thiết kế. Sử dụng hầu hết thời gian của bạn để tạo và hiển thị nội dung của bạn.

2. Định dạng tập tin: Hãy hỏi người tổ chức sự kiện rằng bạn sẽ cung cấp bài trình diễn của mình như thế nào.

  • Họ có chuẩn bị một máy tính và máy chiếu để bạn sử dụng hay không?
  • Các loại tập tin nào thì máy sẽ đọc được?
  • Phòng thuyết trình rộng như thế nào? Câu hỏi này sẽ cho bạn biết cỡ chữ sẽ được cài đặt to chừng nào, nói chung là, lớn hơn thì vẫn luôn tốt hơn.

Một bản PDF thì luôn luôn an toàn, và có thể sử dụng như một bản backup đáng tin cho bất kỳ định dạng nào mà bạn sẽ sử dụng. Nếu bạn sẽ tự mình sử dụng các slide đó, hãy vào các phím tắt bàn phím và chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng phần mềm đó như mong muốn, như vậy, bài thuyết trình của bạn sẽ chạy trôi chảy.

3. Kích cỡ: Thông thường là 1024 x 768 với 72 dpi là một kích cỡ an toàn. Hầu hết các máy chiếu không có độ phân giải cao hơn độ phân giải này (những máy chiếu có độ phân giải cao hơn thường có giá rất cao). Hình ảnh nhỏ hơn so với đầu ra của các máy chiếu sẽ phóng to mờ và bị răng cưa, vì vậy hãy lên kế hoạch cho các tình huống tốt nhất hoặc kích thước lớn nhất có thể, hãy nhớ rằng kích cỡ bài trình bày càng lớn thì kích cỡ tập tin càng lớn (càng nặng). Độ phân giải 1024 x 768 là một sự cân bằng phù hợp giữa trình chiếu đẹp và vận hành mượt mà.

4. Chuyển tiếp: Hãy thoải mái với các hình động chuyển tiếp. Những chuyển tiếp đơn giản và tinh tế sẽ khéo léo chuyển từ slide này qua slide tiếp theo mà không làm sao lãng nội dung quan trọng của bạn. Các sự chuyển tiếp riêng của nó không phải là quá quan trọng trong một bài Slide Deck, nhưng được thực hiên một cách cẩn thận, chúng có thể tạo thêm sự chỉnh trang sau cùng, chuyên nghiệp.

5. Mẫu template: có một vài mẫu đáng để sử dụng. Chúng thường có thiết kế nghèo nàn, được sử dụng quá rộng rãi (những người có cùng bản trình bày giống như bạn), hoặc không đủ sự linh hoạt để tạo ra một bài thuyết trình thú vị. Tốt hơn là tự tạo cho riêng mình mẫu độc đáo với phần nền hoặc texture đơn giản và cân nhắc sử dụng các font chữ. Một cách lý tưởng, thì thiết kế đó sẽ nói lên vấn đề chủ đề của bạn. Nếu bạn bối rối trong viêc thiết kế các slide của mình, thì đây là một vài mẫu PowerPoint để bạn có thể lấy cảm hứng hoặc mua nó.

6. Cung cấp thông tin của bạn: đảm bảo rằng tên của bạn và cách để liên lạc với bạn được dán nhãn vào bản trình bày của bạn, thông thường là ở slide đầu tiên hoặc cuối cùng, hoặc cả hai.

Chuẩn bị nội dung

7. Sắp xếp công việc. Trừ khi bạn tự tin rằng bản thuyết trình của bạn sẽ được thực hiện trong một phòng họp lớn với nhiều chỗ ngồi, hãy chắc rằng đặt chữ và các thông tin quan trọng lên trên cùng của slide đó. Bằng cách này những người ở phía sau vẫn có thể nhận được ý nghĩa quan trọng của bài nói của bạn mà không cần cố gắng để tránh những cái đầu và những người cao lớn đứng trước mặt họ.

8. Chừa lại khoảng trống để tăng sự thấu hiểu: Đừng lên kế hoạch để nhắc lại những gì đã được trình bày rõ ràng trên slide. Những từ và hình ảnh là nút kích hoạt cho những gì bạn sẽ nói, củng cố các bài phát biểu của bạn, không làm cho bài phát biểu của bạn bị dư thừa.

9. Một ý tưởng cho mỗi slide: Nội dung và những hình ảnh trong cùng một slide nên nói về cùng một ý tưởng. Điều bạn đang nói trong khi slide đó trình diễn cũng sẽ hỗ trợ cho ý tưởng đó, thậm chí là nếu bạn có kế hoạch đi sâu hơn nữa. Tốt hơn nữa, chọn những ý tưởng sâu nhất - là ý tưởng chi tiết nhất hoặc phức tạp nhất - để trình bày trên slide của bạn, như vậy mọi người sẽ lắng nghe khi bạn xây dựng bài tường thuật của mình, giúp họ hiểu được điều họ đang thấy. Điều này củng cố sự thấu hiểu. Nếu bạn cần hoặc muốn nói về một ý tưởng mới, hãy tạo ra một slide khác. Nếu ý tưởng đó không xứng đáng cho một slide mới thì có lẽ bạn nên xem xét lại nếu nó cần thiết để bao gồm trong đó.

10. Tránh các gạch đầu dòng: khi bạn có thể, hãy chuyển định dạng danh sách đó thành một bức ảnh hoặc hình minh hoạ thú vị hơn, thể hiện cùng ý tưởng đó. Nếu bạn không thể tránh được chúng hoàn toàn, hãy giới hạn bản thân chỉ để ba gạch đầu dòng ngắn gọn, sẽ dễ dàng hơn để tiêu hóa hơn là năm hay mười gạch đầu dòng dài.

Những hình ảnh

11. Lớn hơn sẽ tốt hơn: sử dụng chữ lớn và hình lớn. Càng lớn bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, vì chúng sẽ dễ dàng hơn cho những người ngồi sau để có thể thấy được. Điều này không cần phải nói ra, nhưng quá nhiều bài thuyết trình có hình ảnh quá nhỏ để xem từ xa. Hãy cân nhắc đến việc thay thế các hình ảnh nhỏ với một tiêu đề nổi bật hoặc một hình minh hoạ lớn hơn.

12. Một hình ảnh cho mỗi slide: cũng giống như chỉ nên có một ý tưởng cho mỗi slide, cũng chỉ nên có một hình ảnh cho mỗi slide. Điều này sẽ giúp thông điệp đó đi thẳng vào vấn đề và trọng tâm hơn, và nó đảm bảo rằng bạn sẽ theo lời khuyên phía trên và sử dụng những hình ảnh cực lớn.

13. Thay đổi hình ảnh của bạn: Bài trình bày của bạn không cần phải có 100% là hình đồ họa. Lý tưởng nhất là nó sẽ kết hợp với các hình ảnh, hình minh họa, và các nội dung để duy trì sự quan tâm của khán giả. Cùng một định dạng sử dụng lặp lại rất nhàm chán, đây là một lý do khác để không sử dụng một mẫu tiêu chuẩn.

14. Creative Commons: những hình ảnh với bản quyền Creative Commons đã được tải lên để miễn phí sử dụng trong những việc như thuyết trình, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ cung cấp thông tin hình ảnh chính xác. Một số giấy phép cho phép đưa phong cách manipulation vào hình ảnh, một số khác thì không cho phép điều này. Gần như tất cả yêu cầu sự quy trách, vì vậy hãy chắc chắn cung cấp thông tin khi bạn chèn hình ảnh vào trình chiếu của mình. Tìm những hình ảnh mà bạn cần bằng cách tìm kiếm trên CreativeCommons.org.

Nội dung

15. Hiển thị ít hơn 15 từ trong mỗi slide, tốt hơn là ít hơn 10: một ai đó có thể đọc càng nhanh những gì trên slide của bạn, thì họ sẽ quay trở lại xem bạn bạn nhanh hơn và tập trung vào những gì bạn đang nói. Tuy nhiên, ý tưởng này có thể làm cho bạn khó chịu, nhưng bạn cần thủ thuật này để thu hút khán giả của bạn và cung cấp một bài thuyết trình có hiệu quả.

Những thống kê này cung cấp cho bạn một ý tưởng về đối tượng của bạn sẽ có thể tiếp thu các nội dung của bạn nhanh như thế nào (cũng như bạn có thể chia sẻ nó nhanh như thế nào ). Một người trung bình:

  • nói khoảng 150 từ / phút;
  • đọc khoảng 250-300 từ / phút;
  • viết khoảng 20 từ mỗi phút khi sao chép.

Hãy nhớ rằng, bạn muốn đối tượng của bạn để chú ý đến bạn trong khi họ đang xem các trang trình bày. Lưu ý: Đối tượng của bạn sẽ đọc nhanh hơn là bạn có thể nói. Thời gian của một slide không nên nhiều hơn một vài phút, không phải là quy tắc bất di bất dịch, tuy nhiên ý kiến này giúp bạn cảm thấy tự tin rằng bạn không làm cho người xem thấy buồn chán. Chỉ mất một giây để làm mất hứng thú của một ai đó và mất rất nhiều thời gian để lấy lại nó.

16. Đảm bảo các màu sắc có sự tương phản cao: Hầu hết các máy chiếu không trình chiếu màu sắc chính xác một cách hoàn hảo. Hơn nữa, những phòng họp mà bạn thuyết trình hiếm khi tối đen như mực, thậm chí là khi đã tắt tất cả đèn và rèm được kéo lại. Sự hiển nhiên đáng tiếc này có nghĩa là sẽ có ít tương phản trên màn hình, và thậm chí là trông chúng có những màu sắc như bị loang ra, tối hơn (như màu đỏ trên màu đen) khiến khó đọc. Thay vì sử dụng văn bản có màu sáng trên nền tối hoặc ngược lại.

17. Sử dụng kiểu rõ ràng với một độ dày phù hợp: cũng giống như bạn nên lựa chọn màu sắc với độ tương phản cao, bạn cũng muốn mọi người có thể đọc trang trình bày của bạn từ xa. Tránh các kiểu chữ mỏng và siêu mỏng, có xu hướng biến mất vào hình nền. Cũng tránh các phông chữ khó đọc trên màn hình, trừ khi hiệu ứng đó là cố ý.

Thuyết trình bài trình bày của bạn

18. Tập dượt các slide của bạn trước thời hạn: cố gắng diễn tập bài trình bày của bạn với các trang trình bày của bạn ít nhất hai lần. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra trang trình bày nào có thể không thích hợp, cho dù các thứ tự là thích hợp, cũng như cách chuyển đổi từ ý tưởng này sang ý tưởng tiếp theo. Bạn càng quen thuộc với slide của bạn và các câu chuyện mà bạn có ý định nói với người xem, thì bài trình bày của bạn sẽ càng trôi chảy hơn. Xem những lời khuyên tuyệt vời trong Learning to Love (or Survive) Speaking Events (Học cách yêu (hay tồn tại) trong các sự kiện diễn thuyết).

19. Viết một kịch bản: nếu bạn đang lo lắng về việc quên bài khi đang nói, hãy viết một kịch bản để bên cạnh các slide của bạn, mà nó sẽ tiến hành theo bộ nhớ của bạn (chỉ đơn giản là hai hoặc ba gạch đầu dòng cho mỗi slide). Bạn có thể luôn luôn giữ danh sách này bên cạnh bạn và đề cập đến nó trong khi bạn trình bày.

20. Tạo bất ngờ cho đối tượng của bạn và bản thân bạn: không bao gồm bất cứ điều gì trong slide trình bày mà khiến bạn chán nản hoặc sẽ chắc chắn làm mất hứng thú cho người xem. Một trong những cách để giữ cho slide của bạn thú vị:

  • Trở nên khôi hài. Kể một câu chuyện đùa hoặc hiển thị một hình minh hoạ hài hước.
  • Nói về lý do tại sao bạn đam mê.
  • Kể một câu chuyện cá nhân.

Các slide của bạn nên củng cố những ý tưởng này. Thử tưởng tượng những khả năng với bài trình bày của bạn. Xem các bài trình bày khác để tạo cảm hứng. Hãy chắc chắn cố gắng tiếp cận sáng tạo hướng tới vấn đề - chủ đề của bạn, thậm chí là nếu nó mang tính rủi ro. Làm như vậy sẽ làm cho bài trình bày của bạn sẽ có thể nhớ nhiều hơn.

Theo dõi

Sau khi bài trình bày của bạn kết thúc và hoàn tất, cố gắng không hoàn toàn thư giãn cho đến khi bạn đã theo dõi hoàn toàn.

21. Chia sẻ các slide của bạn: Lưu trữ các trang trình bày của bạn trong một diễn đàn công cộng để mọi người có thể xem và tải xuống, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục gặt hái những lợi ích của bài trình bày của bạn sau khi sự kiện đó kết thúc. Bạn đã đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc thiết kế một bài thuyết trình, vì vậy đây là điều tối thiểu bạn có thể làm cho chính mình.

Slideshare là một mạng lưới thích hợp với một nền tảng người dùng lớn với 45 triệu người. Tài khoản miễn phí cung cấp một mã nhúng dễ dàng, cũng như các số liệu thống kê xem và tải về đối với các tập tin của bạn (tài khoản người dùng trả tiền bổ sung thêm các phân tích người dùng). Kiểm tra kỹ lưỡng xem các slide của bạn đã được tải lên đúng chưa, sau đó làm cho nó được biết đến nhiều hơn trên các mạng lưới khác của bạn (như Twitter, Linked In, Facebook), rằng bạn đã tạo những slide này công khai. Nếu mọi người thích bài trình bày của bạn, họ sẽ có khuynh hướng tải chúng về, đưa ra các bài thuyết trình của riêng họ, và truyền bá thông điệp của bạn, và sau cùng không có cơ chế mạng lưới nào tốt hơn cơ chế mạng lưới mà nó phù hợp cho bạn.

22. Nói lời cám ơn: những người khác đã hào phóng tiêu tốn thời gian và năng lượng để đảm bảo bạn có một nơi để chia sẻ công việc và những ý tưởng của bạn. Tri ân là một kỹ thuật mạng lưới xuất sắc (và nói chung là một kỹ năng sống tuyệt vời) giúp cải thiện tính cộng đồng của bạn. Hãy chắc chắn:

  • Tham gia vào các cuộc đối thoại với các liên hệ mà họ tiếp cận với bạn.
  • Cảm ơn những người khác đã trình bày với các bạn. Cung cấp cho họ thông tin phản hồi về bài thuyết trình của họ và thêm họ vào mạng của bạn.
  • Cảm ơn các nhà tổ chức là người đã mời bạn đến trình bày. Nếu có may mắn, họ sẽ mời các bạn trở lại trong tương lai.

Bạn có bất cứ lời khuyên bổ sung nào cho việc thiết kế một bài thuyết trình tuyệt vời? Chúng tôi rất thích nghe ý tưởng của bạn.

Các nguồn tài nguyên trình bài thêm

Nếu bạn là người mới về thuyết trình kinh doanh, chúng tôi muốn giới thiệu một số các hướng dẫn mở đầu để giúp bạn nhanh chóng biết về các khái niệm cơ bản:

Learn All About Making Great Presentations (eBook miễn phí)

Tải về ebook miễn phí The Complete Guide to Making Great Presentations bây giờ khi đăng ký Tuts+ Business Newsletter. Đưa các ý tưởng của bạn tạo thành bản trình bày mạnh mẽ sẽ tạo hứng thú cho khán giả của bạn!

Making Great Presentations Free Guide DownloadMaking Great Presentations Free Guide DownloadMaking Great Presentations Free Guide Download

Khám phá các tùy chọn trình bày bổ sung

Nếu bạn đang cần sự giúp đỡ cho dự án trình bày của bạn, Envato Studio có một bộ sưu tập xuất sắc các nhà cung cấp dịch vụ thiết ké bài trình bày mà bạn có thể muốn khám phá. Bạn cũng có thể tham khảo các mẫu thiết kế bài trình bày trên Envato Market.

Lưu ý biên tập: một vài lần trong một tháng chúng tôi xem lại một số bài viết yêu thích của độc giả của chúng tôi. Bài viết này đầu tiên được công bố vào ngày 3/03/2011, nhưng vẫn chính xác và đầy đủ các thông tin hữu ích ở hiện tại.

Thông tin hình ảnh : Bản quyền cung cấp bởi Gettyicons.com.

Advertisement
Did you find this post useful?
Want a weekly email summary?
Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new Business tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Advertisement
One subscription. Unlimited Downloads.
Get unlimited downloads