Làm thế nào để hạnh phúc và hoàn thành được nhiều việc hơn
Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Na Dang (you can also view the original English article)
Rắc rối với suy nghĩ rằng "Tôi sẽ hạnh phúc khi ..." thì đó thực sự là một con đường dẫn đến sự bất hạnh. Đó là bởi vì nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình, bạn sẽ tự mình nhủ rằng bạn không hạnh phúc. Ngay cả khi bạn đã đến đích và có được những gì bạn muốn, thì nó có thể cảm thấy như một sự thoái trào.
Huấn luyện viên thành công Michael Neill giải thích bài toán hóc búa này:
Ngay khi chúng ta đặt ra mục tiêu, hầu hết chúng ta đều ngừng sống hoàn toàn trong thời điểm này và bắt đầu sống trong một loạt các so sánh "hiện tại", là nơi mà cho dù bất cứ điều đang diễn ra trong hiện tại đều được đánh giá dựa trên mức độ chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang thực hiện để đạt được mục tiêu mới của chúng ta. Nếu như chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tiến triển, thì chúng ta sẽ cho phép mình cảm thấy thoải mái; nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta vẫn còn ở quá xa hoặc sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình vô nghĩa, căng thẳng, bị áp lực, vô vọng, bực bội, giận dữ, và một loạt các cảm xúc khác đi theo tư duy không an tâm của chúng ta, như chú chó con bị xích đang sủa. Vì vậy, trong khi thiết lập các mục tiêu có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu, thì chúng sẽ cực kỳ phản tác dụng vì là một con đường hướng tới một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.
Bạn có thể làm gì sau đó, nếu bạn muốn có một "cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn"? Câu hỏi hóc búa của Neill khiến bạn có hai lựa chọn:
- Dừng đặt mục tiêu và bỏ danh sách những việc phải làm. Rõ ràng, khi bạn đọc một bài viết về năng suất, điều này không hữu ích lắm. Ngay cả những nhà sư - là người mẫu mực của những người theo đuổi sự thỏa nguyện sau cùng - sắp xếp ngày của họ xung quanh nhiệm vụ khác nhau.
- Dừng làm cho hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào việc bạn đạt được các mục tiêu của mình.
Giải pháp của Neill là lựa chọn thứ hai. Anh ta chỉ ra rằng khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ làm việc tốt hơn. Hạnh phúc làm cho bạn năng suất hơn, và vì vậy có nhiều khả năng để đạt được mục tiêu của bạn. Vậy tại sao không chọn để được hạnh phúc mỗi ngày, thay vì làm cho hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu của bạn?
Đối với Neill, trở nên hạnh phúc có nghĩa là trở nên gắn kết một cách sáng tạo:
Tôi đã để ý rằng khi tôi gắn kết một cách sáng tạo, tôi có khuynh hướng làm việc tốt. Làm việc tốt thường tạo ra các kết quả tốt, và các kết quả tốt thì hướng tới các cơ hội tốt hơn nữa trên thế giới.
Tranh luận của Neill được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu cho thấy một sự thay đổi tích cực đối với cuộc sống của một người - chẳng hạn như trúng xổ số, hoặc kết hôn - sẽ ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của họ trong một thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, họ sẽ trở lại mức hạnh phúc tiêu chuẩn, tương tự như họ đã luôn như vậy. Như Chris Bailey, tác giả của blog A Year of Productivity, giải thích:
Nếu bạn muốn trở nên hạnh phúc hơn bởi vì bạn kiếm được nhiều tiền hơn, giảm cân, được thăng chức hoặc hoàn thành được nhiều việc hơn, nghiên cứu đã chứng minh rằng bạn đang tìm kiếm hạnh phúc không đúng nơi.
Giả sử các mục tiêu lớn của bạn không phải là nơi thích hợp để tìm kiếm hạnh phúc, vậy bạn nên bắt đầu tìm kiếm ở đâu? Hãy tham khảo hai chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tìm thấy hạnh phúc - vì vậy bạn có thể thích thú công việc của bạn mỗi ngày và hoàn thành được nhiều việc hơn. Những điều này là chánh niệm (mindfulness), và "nhập tâm"(in the zone).
Chánh niệm (mindfulness) tại nơi làm việc
Chánh niệm xuất hiện trên nhiều mặt báo trong những tháng gần đây vì nó đã trở thành một phần chính của cuộc sống ở Silicon Valley. Google có một mê cung để thiền đi bộ (walking meditation) và cung cấp cho nhân viên một loạt các khóa học thiền. Văn phòng của Ebay bao gồm một phòng thiền. Twitter và Facebook cũng đang trong quá trình thực hiện.
Rất nhiều lợi ích của chánh niệm giúp bạn dễ dàng hiểu được tại sao đó là một việc tập luyện theo xu hướng trên thế giới. Theo một hướng dẫn được công bố trong sự hợp tác cùng với Trường Y Harvard, những người tập luyện chánh niệm:
- Phát triển thái độ đóng góp vào một cuộc sống thỏa mãn;
- dễ dàng hơn để thưởng thức niềm vui cuộc sống khi chúng xảy ra;
- Có khả năng hơn để tham gia đầy đủ vào các hoạt động;
- Có khả năng hơn trong việc giải quyết khó khăn;
- Có ít khả năng bị cuốn vào những lo lắng về sự thành công và lòng tự trọng;
- Tốt hơn trong việc tạo lập mối quan hệ sâu sắc với những người khác.
Đứng đầu của những ích lợi của lối sống này, chánh niệm có một loạt các lợi ích về sức khỏe, bao gồm huyết áp thấp hơn, giảm đau mãn tính, và giấc ngủ được cải thiện. Nó cũng có thể giúp ích cho các vấn đề sức khoẻ tinh thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn ăn uống, và rối loạn lo âu.
May mắn thay, bạn không cần phải làm việc tại một trong những người khổng lồ trong thung lũng Silicon để mang chanh niệm đến cuộc sống làm việc của bạn. Chánh niệm là vô cùng đơn giản để tìm hiểu (mặc dù phải mất cả đời để làm chủ).
Bạn có thể luyện tập chánh niệm bất cứ lúc nào. Thực vậy có thể đó là điều mà bạn đã làm nhiều lần. Chánh niệm bao gồm việc chú ý đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Để có ý thức, hãy chú ý đến cách bạn cảm nhận tại thời điểm hiện tại. Một cách khác để trở nên có ý thức là tập trung có ý thức mọi sự chú ý của bạn vào công việc bạn đang làm. Bạn càng kiểm soát bản thân hoặc duy trì sự tập trung theo cách này, thì bạn càng trở nên có ý thức
Bắt đầu tập luyện chánh niệm với các nhiệm vụ cơ bản, chẳng hạn như rửa chén. Tập trung tất cả sự chú ý của bạn vào cảm giác nước ấm trên tay, áp lực của miếng bọt biển trên đầu ngón tay khi bạn lau chùi đĩa. Khi bạn đã hiểu rõ về sự tập trung trong khi rửa chén, thì bạn có thể đưa sự chú ý có ý thức của bạn đến bất cứ công việc nào.
Những cách khác để mang lại chánh niệm - và hạnh phúc - cho công việc của bạn bao gồm:
- Chậm lại. Thay vì gấp rút với công việc của bạn, hãy hoàn thành nhiệm vụ một cách chậm rãi và có phương pháp. Cung cấp cho chúng sự quan tâm và chú ý hoàn toàn của bạn. Trớ trêu thay, bạn có thể sẽ thấy rằng việc chậm lại giúp bạn làm được nhiều việc hơn, vì bạn sẽ có xu hướng phải nhượng bộ cho các sự sao lãng ít hơn.
- Nghỉ ngơi trong công việc của bạn để tập trung vào hơi thở của bạn. Đừng ép mình hít thở sâu, chỉ cần chú ý đến cảm giác hơi thở khi thở vào, thở ra.
- Lùi xa khỏi bản thân bạn. Thay vì hỏi "Tôi cảm thấy thế nào?" thì hãy hỏi "Cảm giác đó thế nào?" Sau đó trả lời "Nó hạnh phúc" hoặc "Nó thật chán nản". Khi bạn làm như thế này, bạn sẽ bắt đầu chú ý rằng bạn có thể bước ra khỏi tình cảm của bạn. Bằng cách tránh từ "Tôi", thì bạn không còn nhận diện được cảm xúc của mình. Chính bản thân của bạn vượt quá cảm xúc của bạn, và bạn không còn bị kiểm soát bởi cảm giác của bạn.
- Khi bạn đang nói chuyện, hãy lắng nghe tích cực. Tập trung hoàn toàn vào những gì đối phương của bạn đang nói hơn là cho phép bản thân bị phân tâm bởi suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói tiếp theo.
- Hãy dùng năm phút để không làm gì cả. Trong thời gian này, cho phép cơ thể bạn thư giãn và suy nghĩ của bạn đi lang thang. Chú ý đến nơi mà những suy nghĩ của bạn đưa bạn đi, nhưng đừng theo nếuchúng thúc giục bạn thực hiện hành động. Trong năm phút không làm gì của bạn, chỉ cần quan sát.
Một hành động tương tự như chánh niệm đó là có được "in the zone". Giống như trở nên có ý thức, đi vào "in the zone" sẽ giúp bạn tập trung vào công việc của bạn và hoàn thành được nhiều việc hơn. Chúng ta hãy cùng xem nó có ý nghĩa gì.
Hãy "nhập tâm"( In the zone)
Khi các vận động viên chạy tốt nhất, thì họ đã hấp thụ vào sự "nhập tâm" một cách hoàn toàn. Toàn bộ sự chú ý của họ tập trung vào sự chuyển động của cơ thể - mặc dù sự chú ý này đến dễ dàng và không cảm thấy như một công việc khó khăn. Như một vận động viên xe đạp nói với một nhà tâm lý học sau khi hoàn thành một cuộc leo núi bảy cây số như là một phần của cuộc đua xe đạp:
Tôi đã hoàn toàn được hấp thụ, 110 phần trăm; đó là tất cả những gì quan trọng trong toàn bộ sự tồn tại. Nó làm tôi ngạc nhiên về cách mà tôi có thể duy trì sự tập trung cao trong ba giờ đồng hồ. Tâm trí của tôi đã từng lãng trí, đặc biệt là khi có áp lực. Cơ thể của tôi cảm thấy tuyệt vời. Không có gì, bạn cảm thấy chỉ là không có gì có thể sai lầm và không có gì có thể ngăn cản bạn hoặc chen vào con đường của bạn. Và bạn đã sẵn sàng để giải quyết bất cứ điều gì, và bạn không sợ bất kỳ khả năng nào xảy ra, và nó chỉ là sự hứng khởi. Sau đó, tôi không thể thoái bộ, tôi đã phấn khích. Tôi cảm thấy như tôi muốn đạp xe, đạp lên ngọn đồi đó một lần nữa.
Tương tự như vậy, những người làm sáng tạo có thể thấy mình "nhập tâm", nơi mà sự sáng tạo là những dòng chảy. Lawrence của Ả-rập, một nhà thơ - người lính nói rằng "hạnh phúc là sự hấp thụ", và nhà tâm lý học Rollo May nói theo cách này:
Khi bạn hấp thụ một cách hoàn toàn hoặc bị cuốn hút vào một thứ gì đó, bạn sẽ quên đi những thứ xung quanh bạn, hoặc quên đi thời gian. Sự hấp thụ này trong điều mà bạn đang làm giải phóng sự vô thức của bạn và giải thoát trí tưởng tượng sáng tạo của bạn.
"Nhập tâm" là để tìm hạnh phúc trong công việc của bạn. "Nhập tâm" thì có đặc điểm là:
- Tập trung cao độ và tập trung vào nhiệm vụ đang diễn ra;
- Được đắm mình trong giây phút hiện tại;
- Một cảm giác an bình thanh thản hoặc mê đắm - cảm xúc của bạn vượt ra khỏi thực tế hàng ngày;
- Nội tại rõ ràng - bạn biết những gì cần phải làm, và bạn biết bạn đang làm tốt;
- Mất ý thức bản thân - bạn đang bị hấp thụ vào những gì bạn đang làm, bạn không lo lắng về những gì người khác sẽ nghĩ về bạn;
- Một cảm giác về sức mạnh - bạn cảm thấy nằm trong sự kiểm soát về những gì bạn đang làm.
- Quên đi thời gian. Một giờ có thể trôi đi mà bạn nghĩ chỉ mới vài phút.
Giáo sư tâm lý học Hungary, Mihály Csíkszentmihályi, gọi trạng thái "in the zone" này là "dòng chảy". Theo nghiên cứu của Csíkszentmihályi, đó là một trạng thái mà bất cứ ai cũng có thể nhập vào, miễn là họ tuân theo các nguyên tắc nhất định.
Làm thế nào để nhập vào trạng thái của dòng chảy
Không giống như trở nên có ý thức, hòa vào dòng chảy không phải là một thứ gì đó mà bạn có thể quyết định được. Thay vào đó, đó là một kinh nghiệm xuôi dòng theo bạn. Một nhà thơ vô danh - người mô tả "nhập tâm" như là một phần của một dự án nghiên cứu học thuật, đã giải thích như sau:
Nó giống như mở một cánh cửa đang nổi ở giữa hư không và tất cả những gì bạn phải làm là đi tới, xoay tay cầm và mở cửa ra và để tự bản thân mình chìm vào nó. Bạn không thể ép mình xuyên qua cánh cửa đó. Bạn chỉ cần thả mình xuống nước. Nếu có bất kỳ lực hấp dẫn nào đẩy bạn, thì nó là từ thế giới bên ngoài đang cố gắng để giữ bạn ra khỏi cánh cửa đó.
Mặc dù bạn không thể kiểm soát được khi nào bạn sẽ rơi vào dòng chảy, nhưng bạn có thể tăng cơ hội hòa vào dòng chảy bằng cách điều chỉnh môi trường của bạn và các nhiệm vụ mà bạn chọn làm việc. Đây là cách:
Chọn một nhiệm vụ quan trọng đối với bạn. Cách dễ nhất để hòa vào trạng thái của dòng chảy là khi bạn đang làm điều gì đó quan trọng đối với bạn và bạn thích làm. Nếu bạn cần giúp đỡ để tìm hiểu những gì quan trọng đối với bạn, hãy làm quen với Ma trận Eisenhower, điều này sẽ giúp bạn có được những ưu tiên của mình ngay.
Nhiệm vụ bạn chọn phải sáng tạo. Điều đó không có nghĩa là bạn phải là một nghệ sĩ. Không cần phải viết một cuốn tiểu thuyết hay vẽ một bức tranh. Thay vào đó, bạn nên dùng năng lượng của mình trong việc theo đuổi một mục tiêu có ý nghĩa, ngay cả khi mục tiêu đó là không lâu bền. Ví dụ, một vận động viên tạo ra chuyển động và năng lượng với cơ thể của mình. Thậm chí oanh tạc casc email của bạn cũng có thể là sáng tạo, vì bạn đang tạo ra một hộp thư trống.
Dành thời gian dành riêng để luyện tập. Nếu bạn là người mới bắt đầu với nhiệm vụ đó, bạn sẽ cần tập luyện trước khi bạn có thể hòa vào trạng thái đầy đủ của dòng chảy. Dòng chảy thông thường chỉ xảy ra khi bạn đã làm chủ được một nhiệm vụ, hoặc sắp sửa làm chủ được nó. Có thể nói rằng, bạn vẫn có thể có ý thức trong khi bạn luyện tập và thu thập kinh nghiệm. Và đôi khi bạn sẽ tìm thấy dòng chảy ngay cả khi bạn đang luyện tập. Ví dụ, nếu bạn đang học một nhạc cụ, bạn có thể thấy mình hòa vào trạng thái của dòng chảy khi bạn đã làm chủ được một bài nhạc cơ bản. Tất nhiên, bạn sẽ phải vượt qua trạng thái của dòng chảy đó để tiếp tục học tập.
Mỗi khi bạn tham gia vào nhiệm vụ đó, hãy đặt mục tiêu rõ ràng cho chính mình. Dòng phát triển mạnh về cảm giác hoàn thành. Bạn chỉ có thể đạt được nó nếu bạn đặt mục tiêu cho chính mình. Một vận động viên có thể nhắm mục tiêu để hoàn thành chặng đua trong một giới hạn thời gian nhất định. Một nhạc sĩ có thể quyết định học một bài hát, hoặc để viết một bài hát mới. Nếu bạn muốn đạt được thành công trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn, thì mục tiêu của bạn có thể là gửi email cho 5 địa chỉ liên lạc mới hoặc viết một phần kế hoạch kinh doanh của bạn. Các mục tiêu càng cụ thể thì càng tốt hơn. Mục tiêu cũng nên là điều gì đó trong sự kiểm soát của bạn để đạt được. "Bán năm món đồ tiện ích" không phải là mục tiêu mà bạn có thể kiểm soát được. "Gọi cho 20 người có tiềm năng mua các món đồ tiện ích ". Để có thêm lời khuyên chuyên sâu về việc thiết lập các mục tiêu phù hợp, hãy xem bài viết của chúng tôi về các mục tiêu SMART.
Dành một khoảng thời gian khi bạn không bị gián đoạn. Điều này phù hợp với nhiệm vụ đó, và tối thiểu là mười lăm phút. Thời gian bạn hấp thụ trong một nhiệm vụ càng nhiều, thì bạn càng có nhiều khả năng hòa vào trạng thái của dòng chảy. Cho phép bạn trong vài giờ là lý tưởng.
Khi bạn bắt đầu làm nhiệm vụ, tập trung hoàn toàn vào những gì bạn đang làm. Luyện tập chánh niệm sẽ giúp bạn. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp Pomodoro để luôn giữ tập trung.
Thư giãn cơ thể bạn trong dòng chảy. Sự lo lắng - ngay cả lo lắng ở trong cơ thể - làm giảm cơ hội hòa vào trạng thái của dòng chảy. Trước khi bạn bắt đầu làm việc, hoặc khi bạn cần một vài phút nghỉ ngơi, tập trung một cách thận trọng về hơi thở của bạn. Duỗi tay chân để giảm căng thẳng cơ bắp của bạn. Khi bạn trở lại làm việc, ngồi hoặc đứng với tư thế tốt.
Đến phiên bạn
Các bạn đã thử luyện tập chánh niệm chưa? Phương pháp nào giúp bạn tập trung?
Bạn đã bao giờ hòa vào trạng thái của dòng chảy chưa? Bạn thấy nhiệm vụ nào giúp bạn khám phá ra trạng thái của dòng chảy?
Nguồn
Graphic Credit: Hạnh phúc được thiết kế bởi Megan Sheehan từ Noun Project.
