Advertisement
  1. Business
  2. Finance

Các doanh nghiệp gây quỹ qua IPO như thế nào

Scroll to top
Read Time: 17 min
This post is part of a series called Funding a Business.
The Pros and Cons of Having Private Equity Firms Invest In Your Business
How to Raise Funding for a Business

() translation by (you can also view the original English article)

Chào mừng đến với phần cuối cùng.

Trong loạt bài tám phần về Funding a Business (tài trợ cho doanh nghiệp) của chúng tôi, chúng ta đã xem xét nhiều lựa chọn khác nhau, từ huy động vốn từ cộng đồng đến nguồn vốn mạo hiểm. Bây giờ, ở hướng dẫn cuối cùng này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phát hành cổ phiếu công khai (IPO).

Trước tiên, bạn sẽ tìm hiểu IPO là gì và cách thức hoạt động từ đầu đến cuối.

Sau đó, bạn sẽ hiểu những ưu và nhược điểm của IPO như một hình thức để tài trợ cho một doanh nghiệp, và kiểm tra một số thành phần chính của một IPO thành công.

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem lại toàn bộ loạt bài viết và liên kết các mảnh ghép với nhau. Bởi sau đó bạn sẽ có một khái niệm rõ ràng về phạm vi của các chọn lựa sẵn có cho doanh nghiệp của bạn ở các giai đoạn khác nhau của sự tăng trưởng. Bạn sẽ biết hình thức nào có thích hợp với tình huống cụ thể của bạn, có ý tưởng rõ ràng về những nhược điểm tiềm ẩn, và biết làm sao để gây quỹ thành công.

1. IPO là gì?

Bạn luôn nghe về IPO trong tin tức, thông thường liên quan đến các công ty công nghệ nổi tiếng như Facebook và Twitter, với tựa đề gắn liền với hàng tỷ đô được huy động.

Nhưng một IPO chính xác là gì? Hãy làm rõ về cách thức hoạt động của quá trình, lấy Facebook làm ví dụ.

Tất nhiên công ty đã phát triển nhanh chóng sau khi ra đời vào năm 2004, và đã nhận được bảo đảm tài trợ đầu tiên từ một mạnh thường quân và cả từ các nhà đầu tư mạo hiểm sau đó. Đến năm 2012, Facebook lớn đến mức cần tiếp cận với số tiền tài trợ lớn hơn rất nhiều để tiếp tục tăng trưởng. Câu trả lời là IPO.

Điều đó có nghĩa là Facebook đã đi từ một công ty tư nhân cho một công ty đại chúng. Trước khi IPO, công ty do Mark Zuckerberg và những thành viên cốt lõi khác sỡ hữu, cùng các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác cũng nắm giữ thiểu số cổ phần. Không còn cách nào để chúng ta có được một phần của nó. Bây giờ, chúng ta có thể trở thành chủ sở hữu một phần của Facebook chỉ đơn giản bằng cách đăng nhập vào tài khoản môi giới của chúng ta và nhấp "Mua".

Đây là cách quy trình hoạt động. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2012, Facebook đã nộp một chứng từ với Uỷ ban chứng khoán, tuyên bố rằng họ lên kế hoạch để công khai, và thông tin của công ty và đề xuất. Bạn vẫn có thể đọc trực tuyến tại đây. Về cơ bản nó nói rằng Facebook dự định bán một phần lớn cổ phần của công ty, và hy vọng sẽ huy động được 5 tỷ USD.

Các nhà đầu tư sau đó phân tích đề nghị và quyết định xem họ có muốn đầu tư hay không. Các ngân hàng ở Wall Street như Morgan Stanley và Goldman Sachs đã đồng ý bảo lãnh thỏa thuận này, nghĩa là họ đã đăng ký bán cổ phần cho các nhà đầu tư lớn và đảm bảo mua bất kỳ cổ phiếu chưa bán nào. Mark Zuckerberg và các đồng nghiệp của anh đã tổ chức một sự kiện lưu động, gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng và nói chuyện với họ về thỏa thuận này.

Cuối cùng, các cổ phiếu được đính giá 38 đô, và các nhà đầu tư đã mua chúng - thực tế, có quá nhiều nhu cầu đến nỗi Facebook đã huy động lên đến 16 tỷ đô, cao hơn 11 tỷ đô so với dự kiến. Cổ phiếu của Facebook sau đó bắt đầu giao dịch công khai trên sàn giao dịch Nasdaq, với hàng triệu người có thể mua và bán chúng mỗi ngày.

Đó là cách IPO của Facebook hoạt động. Quy trình cho các công ty khác hoàn toàn giống nhau, mặc dù số tiền tăng lên thường nhỏ hơn. Quy mô IPO trung bình là 126 triệu đô la ở Mỹ và 256 triệu đô la toàn cầu, thấp hơn nhiều so với Facebook, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể tài trợ cho bất kỳ công ty nào. Các chủ sở hữu ban đầu thường giữ lại một cổ phần trong công ty và nắm quyền kiểm soát, nhưng công chúng rốt cục sở hữu phần lớn cổ phần. Địa điểm phổ biến nhất cho IPO là Sở giao dịch chứng khoán New York, tiếp theo là Hồng Kông và sau đó là Luân Đôn.

Giờ chúng ta đã xem qua quy trình, chúng ta hãy tìm hiểu ưu và khuyết điểm của IPO cho các công ty đang tìm cách huy động vốn.

2. Ưu điểm của IPO

Lợi thế đầu tiên rõ ràng đến từ số tiền chúng ta đang nói đến, nhưng ngoài tiền, cũng có những lý do khác để giữ lại một IPO.

Số tiền lớn tài trợ lớn

Như chúng ta đã thấy với ví dụ trên Facebook, một IPO có thể là một cách tuyệt vời để tăng số lượng vốn khổng lồ. Các mạnh thường quân và các nhà đầu tư mạo hiểm đã giúp công ty phát triển trong những năm đầu, nhưng các khoản đầu tư của họ đã bị thu hẹp bởi việc truyền 16 tỷ đô khi công ty ra mắt công chúng.

Truy cập vào các thị trường đại chúng có nghĩa là tiếp cận với hàng triệu nhà đầu tư, lớn và nhỏ, và số tiền họ mang lai có thể tăng tốc độ tăng trưởng của công ty và giúp nó đạt đến cấp độ tiếp theo.

Trở lại để có thêm nữa

Hãy nhớ rằng, "I" trong IPO có nghĩa là "khởi đầu". Mặc dù đây là lần đầu tiên chào bán cổ phiếu ra công chúng của bạn, thì đó cũng không phải là lần cuối cùng. Khi công ty của bạn được niêm yết trên thị trường chứng khoán, bạn sẽ dễ dàng quay trở lại và huy động thêm vốn trong tương lai bằng cách bán thêm cổ phiếu.

Hoặc trái lại, nếu công ty của bạn đang tạo ra nhiều tiền mặt và ở vị thế tài chính ổn định, bạn có thể dễ dàng mua lại cổ phần. Apple đã mua lại 40 tỷ USD cổ phiếu trong năm qua. Việc được công khai giao dịch mang đến cho công ty nhiều sự linh hoạt trong tài chính.

Hồ sơ cao hơn

Khi bạn thông báo bạn sẽ công khai, bạn ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Cuộc chiến giữa các IPO của các công ty như Facebook và Twitter là cực độ, nhưng thậm chí các công ty nhỏ hơn cũng nhận được sự công khai trong quá trình IPO.

Và sau khi IPO, thời điểm bạn giao dịch với tư cách là công ty đại chúng, hãy suy nghĩ về tất cả các cột đầu tư và lời khuyên về cổ phiếu, tất cả những nhà phân tích và chuyên gia đó đều cố gắng báo cáo thu nhập hàng quý của bạn và đề xuất cổ phiếu của bạn nên mua, bán hoặc giữ. Đó là tất cả công khai, tạo tín nhiệm vững chắc hơn cho công ty của bạn và có thể đưa đến mối làm ăn mới.

Đơn vị tiền tệ của bạn

Khi bạn công khai, cổ phiếu trong công ty của bạn trở thành một loại tiền tệ. Nhiều công ty đại chúng cung cấp cổ phiếu của họ cho nhân viên như một phần thưởng và khuyến khích làm việc tốt. Các công ty tư nhân cũng có thể làm điều này, nhưng nó hấp dẫn hơn khi các cổ phiếu dễ dàng giao dịch.

Các công ty đại chúng thường sử dụng cổ phiếu của họ làm tiền tệ để mua lại các doanh nghiệp khác. Comcast gần đây đã đồng ý mua lại Time Warner Cable với giá 45 tỷ đô, nhưng không lên kế hoạch chi trả bằng tiền mặt - công ty này đang chào bán cổ phiếu của riêng mình như một khoản thanh toán. Việc sử dụng cổ phiếu để tài trợ một phần hoặc toàn bộ việc mua lại doanh nghiệp rất phổ biến và mang lại cho các công ty khả năng thực hiện các vụ giao dịch lớn mà không phải huy động thêm vốn.

3. Bất lợi của IPO

Những lợi thế đó nghe khá hấp dẫn, nhưng cũng như tất cả các lựa chọn tài trợ khác của chúng tôi, có một cái giá phải trả. Dưới đây là một số bất cập của IPO:

Tốn kém và phức tạp

Khi bạn công khai, bạn đang dấn sâu vào một quá trình rất phức tạp, và bước vào một thế giới được quản lý chặt chẽ. Bạn sẽ cần phải thuê các nhà tư vấn, luật sư, kiểm toán viên và người bảo lãnh IPO, tăng cường bộ phận kế toán của bạn và tạo ra một nhóm quan hệ nhà đầu tư hoàn toàn mới.

Bạn sẽ phải thực hiện hồ sơ chi tiết, thường xuyên với SEC, gặp gỡ với các nhà phân tích từ Wall Street, tổ chức các cuộc họp cổ đông, và nhiều điều nữa. Phí tổn trung bình của một IPO là 3,7 triệu đô, trên mức phí bảo lãnh 5-7%, và sau đó nó sẽ tốn 1,5 triệu đô một năm để thực hiện tất cả các yêu cầu của việc trở thành một công ty đại chúng.

Quyền sở hữu bị suy giảm

Khi một công ty công khai, thì nó có liên quan đến việc bán một lượng lớn cổ phần, mà tất nhiên các chủ sở hữu ban đầu nắm giữ ít cổ phần hơn. Đôi khi đây là mục đích: bạn hoàn toàn được đền bù cho những cổ phiếu đó, sau khi tất cả và một số chủ doanh nghiệp sử dụng IPO như một cách để thoát khỏi công ty của họ. Nhưng điểm mấu chốt là bạn đã từ bỏ một lương lớn cổ phần trong công ty của bạn, và điều đó có nghĩa là từ bỏ một phần lớn lợi nhuận trong tương lai.

Tiết lộ thông tin

Các đối thủ cạnh tranh của bạn có thích biết mọi chi tiết về doanh nghiệp của bạn hay không, để biết chính xác nơi nào giúp bạn kiếm tiền và nơi nào không, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì và chiến lược của công ty bạn là gì?

Vâng, khi bạn cam kết một IPO, họ có thể làm chính xác điều đó. Một lượng lớn thông tin trở thành tài sản công cộng và bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể đọc báo cáo hàng năm và hồ sơ pháp lý của bạn để tìm hiểu tất cả những điều mà một công ty tư nhân muốn không muốn công khai.

Trả lời cho các cổ đông

Bạn có nhận thấy tần suất mà các giám đốc điều hành của công ty nói về những thứ như “tối đa hóa giá trị cổ đông?” Đó là bởi vì sau một IPO, đó là các cổ đông sở hữu doanh nghiệp chứ không phải CEO hoặc chủ tịch. Mỗi quý, các công ty phải công bố kết quả của họ và trả lời cho các cổ đông cho những ước tính bị mất đi hoặc số bán hàng đáng thất vọng. Điều này đôi khi có thể dẫn đến một sự tập trung ngắn hạn, với việc quản lý làm những gì sẽ đạt cho các mục tiêu hàng quý, không phải những gì tốt nhất cho tương lai của công ty.

Các cổ đông cũng có quyền biểu quyết và có thể đưa ra quyết định tại cuộc họp thường niên mà bạn phải tuân thủ. Đôi khi các cổ đông có tiếng nói có thể tạo ảnh hưởng lớn đến chiến lược của công ty, như đã xảy ra gần đây với công ty bán lẻ đang gặp khó khăn JC Penney.

4. Các yếu tố của một IPO thành công

Các lựa chọn tài trợ trước đây mà chúng ta đã xem xét trong loạt bài này không hề dễ dàng, nhưng IPO có lẽ là phức tạp nhất. Nó liên quan đến việc giao dịch với rất nhiều bên khác nhau và tái cơ cấu toàn bộ công ty của bạn, cũng như đưa ra lời kêu gọi của bạn đối với các nhà đầu tư cả trên Wall Street và Main Street.

Dưới đây là một vài yếu tố của một IPO thành công.

Đội ngũ thích hợp

Bạn không thể thực hiện IPO một mình. Bạn sẽ cần luật sư chuyên nghiệp và các nhà tư vấn IPO để giúp bạn đi qua mê cung của các quy định và chắc chắn rằng bạn cấu trúc đề xuất một cách chính xác. Và đừng quên những người bảo lãnh trên Wall Street, những người sẽ định giá đề xuất và tiếp thị IPO đó cho khách hàng của họ.

Có thể bạn sẽ cũng cần phải tăng cường đội ngũ quản lý của riêng bạn. Một trong những điều quan trọng mà các nhà đầu tư tiềm năng nhìn vào là kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo của công ty, vì vậy xứng đáng để thuê một vài nhân viên, đặc biệt ở các vị trí chủ chốt như Giám đốc tài chính. Cố gắng để có được không chỉ những người tài năng, mà còn là những người có kinh nghiệm giao dịch với Phố Wall. Tin vui là triển vọng của IPO có thể là một phương pháp tuyệt vời để thu hút nhân tài tham gia nhóm của bạn.

Quyền tài chính

Các nhà đầu tư sẽ cẩn trọng quan sát các tài khoản của bạn và thu thập bất kỳ điểm yếu nào, do đó, một IPO thành công phụ thuộc vào việc mọi thứ được sắp xếp đúng cách. Nhiều công ty tìm cách đẩy mạnh bảng cân đối kế toán trước khi IPO bằng cách tăng thêm vốn.

Tuy nhiên, bạn không muốn đi quá xa. Groupon đã bị chỉ trích nặng nề vì sử dụng các biện pháp kế toán không chính thống để thể hiện lợi nhuận trong việc nộp đơn IPO, và cuối cùng phải sửa đổi hồ sơ để thừa nhận rằng công ty này đã thực sự thua lỗ.

Cách tiếp cận tốt nhất là cho các công ty để có được tài khoản của họ trong tình trạng tốt trước khi nộp hồ sơ, được chuẩn bị đón nhận sự giám sát chặt chẽ của mỗi con số và mọi giả định hoặc dự báo, và được chuẩn bị để đưa ra giải thích thuyết phục cho bất kỳ điểm yếu minh bạch.

Phương pháp tiếp cận đúng

IPO của Twitter năm ngoái rất phổ biến với các nhà đầu tư, và một phần lý do cho điều đó là nỗ lực mà các giám đốc điều hành Twitter tạo ngạc nhiên các nhà đầu tư, tiếp tục triển khai các sự kiện lưu động và trả lời các câu hỏi về doanh nghiệp và chiến lược của họ.

"Họ trả tiền tôn trọng thích hợp cho quá trình có một IPO", nhà phân tích Brian Wieser của Pivotal Research Group cho biết trong một bài báo của tờ USA Today.

Các IPO thành công khác, như Google trong năm 2004, cũng được xây dựng được mảng giao tiếp mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã viết một bức thư cá nhân cho các nhà đầu tư, đặt ra các nguyên tắc và chiến lược cốt lõi của công ty.

Giá cả đúng đắn

Đây là một việc khó vận dung. Bạn có thể nghĩ bạn muốn nhận mức giá cao nhất có thể, nhưng nó phức tạp hơn một chút. Hãy nhớ rằng, mục đích là để thuyết phục các nhà đầu tư mua, vì vậy bạn cần phải khích lệ cho họ bằng việc giảm giá. Việc các cổ phiếu tăng 15 hoặc 20% vào ngày giao dịch đầu tiên của họ khá phổ biến - đây thực chất là phần thưởng cho các nhà đầu tư ban đầu.

Nếu bạn đặt giá quá cao, sẽ không có đủ sự quan tâm đến IPO và bạn sẽ phải nỗ lực để bán đủ số lượng cổ phiếu và duy trì mức giá sau khi IPO. Điều đó đã xảy ra với Facebook IPO, khi những người bảo lãnh phải bảo vệ cổ phiếu để duy trì ở mức giá chào bán là 38 đô.

Mặt khác, bạn không muốn để lại quá nhiều tiền. Cổ phiếu Twitter tăng vọt 73% trong ngày đầu tiên, điều này thật tuyệt vời cho các nhà đầu tư IPO, nhưng đã được đề xuất công ty có thể định giá cổ phiếu cao hơn và tăng thêm tiền. Vì vậy, đó là một hành động tạo cân bằng.

5. Điều bạn đã học được

Như bạn đã thấy, một IPO là một cách tuyệt vời để huy động số tiền lớn bằng cách thu hút phần lớn các nhà đầu tư. Nó mang đến cho công ty sự linh hoạt về tài chính, hồ sơ tốt hơn và cách thu hút và khen thưởng nhân viên tài năng.

Nhưng nó cũng là một quá trình phức tạp và tốn kém bao gồm việc từ bỏ một cổ phần lớn trong công ty, tiết lộ thông tin tài chính và chiến lược chi tiết, và trả lời cho các cổ đông và nhà phân tích Wall Street về mọi quyết định chính của bạn.

Trong loạt bài này, ta đã dần dần đi qua các lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hơn sang các công ty lớn hơn. Chúng tôi đã xem xét tự cấp vốn cho một doanh nghiệp, nhận được khoản vay và huy động vốn từ cộng đồng và tại nhiều lựa chọn cổ phần khác nhau như các mạnh thường quân, vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân.

Tất cả các chọn lựa khác nhau có điểm chung là: tất cả chúng đều có lợi thế rõ rệt, nhưng có những bất cập đáng kể. Bất cứ khi nào bạn thu hút kinh phí cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ phải bù lại điều gì đó, cho dù đó là tiền bạc, quyền kiểm soát, một phần lợi nhuận trong tương lai hay cái gì khác.

Mục đích của chúng tôi trong loạt bài này là cung cấp cho bạn đủ thông tin để hiểu mỗi chiến lược tài trợ liên quan đến những gì và rủi ro của nó là gì, để đưa ra quyết định có ý thức về điều gì phù hợp với doanh nghiệp của bạn và thành công trong bất kỳ tùy chọn nào bạn chọn để theo đuổi .

Nếu bạn bỏ lỡ bất kỳ hướng dẫn nào, hãy xem toàn bộ loạt bài tám phần về Funding a Business (tài trợ cho doanh nghiệp) từ đầu đến cuối.

Các tài nguyên

Graphic Credit: Puzzle thiết kế bởi SooAnne từ Noun Project.

Advertisement
Did you find this post useful?
Want a weekly email summary?
Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new Business tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Advertisement
One subscription. Unlimited Downloads.
Get unlimited downloads