Advertisement
  1. Business
  2. Side Business

Cách khắc phục các vấn đề khó khăn và thực hiện công việc làm thêm của bạn tốt hơn

Scroll to top
Read Time: 20 min
This post is part of a series called How to Quickly Start a Side Business (Ultimate Guide).
How to Make Time to Manage Your Side Business Successfully
Is Your Side Business Profitable? How to Calculate Your Results

() translation by (you can also view the original English article)

Mỗi công việc kinh doanh đều có những thách thức riêng của chúng. Tuy nhiên, những người làm việc làm thêm thường gặp phải một số vấn đề và thách thức mà hầu hết những người làm việc toàn thời gian không gặp phải.

Cho dù bạn đang cân nhắc các số liệu của công việc làm thêm của bạn hay đơn giản là thực hiện nó trong một vài tuần, thì có khả năng là bạn sẽ phát hiện một số vấn đề này. Khi bạn biết được, điều quan trọng là nhanh chóng thực hiện các bước cần thiết để bắt đầu khắc phục chúng.

Vì công việc bán thời gian thường có nghĩa là bạn đang bị trói buộc về thời gian và năng lượng, những vấn đề này có thể bị kéo theo nếu chưa được giải quyết trong một thời gian dài.

Với điều này, đây là một số vấn đề phổ biến nhất của việc làm thêm mà bạn có khả năng sẽ gặp phải, với các giải pháp tóm tắt những gì bạn có thể làm để khắc phục chúng (và thậm chí ngăn chúng tái diễn lại).

Fix small side business problemsFix small side business problemsFix small side business problems
Cách khắc phục các vấn đề khó khăn trong công việc làm thêm của bạn. (nguồn đồ họa)

7 vấn đề thường gặp trong công việc làm thêm (Cách khắc phục)

1. Không đủ doanh số

Bán hàng không hiệu quả là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong công việc làm thêm có thể thấy ở khắp mọi nơi. Trong thực tế, trong một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Infusionsoft và LeadPages, thách thức số một của các chủ doanh nghiệp nhỏ là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền. Nếu đây là một vấn đề của việc làm thêm của bạn, thì bạn có thể phát hiện ra nó với bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

  • Bạn không đáp ứng được mục tiêu bán hàng của mình, ngay cả khi chúng khiêm tốn nhất.
  • Bạn đã thực hiện các bước để đánh giá mức độ quan tâm của thị trường mục tiêu và họ khen ngợi ý tưởng công việc của bạn — nhưng khi ra mắt, họ không mua bất cứ thứ gì.
  • Bạn có thể có sự gia tăng về khách hàng tiềm năng thông qua những người theo dõi mạng xã hội, subscriber, cuộc gọi điện thoại hoặc email nhưng bạn không có được sự gia tăng về doanh thu đi kèm với nó.
  • Mặc dù hoạt động quảng cáo hoặc tiếp thị có gia tăng, nhưng bạn không thấy doanh thu tăng.

Tìm ra lý do thực sự đằng sau việc bạn thiếu doanh thu: Bạn có thiếu các khách hàng tiềm năng không? Hay bạn có hàng chục hoặc hàng trăm khách hàng tiềm năng, nhưng lại không chuyển đổi họ thành doanh thu được?

Xem lại Kênh bán hàng của bạn cho Khối lượng khách hàng tiềm năng

Nếu bạn thiếu khách hàng tiềm năng, hãy xem qua kênh bán hàng của bạn và xem cách bạn đang thu hút và nắm bắt những khách hàng tiềm năng này. Dưới đây là hướng dẫn có thể giúp bạn đi qua kênh bán hàng của mình:

Khi kênh bán hàng của bạn không cho bạn đủ khách hàng tiềm năng, điều này có nghĩa là bạn phải tìm các phương pháp khác để tiếp cận thị trường mục tiêu của mình. Cân nhắc xem:

  • Có bất kỳ cộng đồng trực tuyến và ngoại tuyến nào mà bạn không quảng cáo hoặc tiếp thị không?
  • Có phương pháp quảng cáo nào khác mà bạn có thể thử để tiếp cận thị trường mục tiêu của mình tốt hơn không?

Tăng cường cách khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành bán hàng

Tuy nhiên, nếu việc làm thêm của bạn đang có được đủ khách hàng tiềm năng và họ không chuyển đổi thành doanh số, thì bạn hoàn toàn có thể đang gặp phải vấn đề khác. Điều này có nghĩa là phương pháp tiếp thị hoặc bán hàng của bạn không thuyết phục được khách hàng tiềm năng của bạn để họ mua hàng.

Nó có thể rất hữu ích khi quay lại nghiên cứu thị trường để bạn có thể hiểu khách hàng mục tiêu của mình đang tìm kiếm điều gì. Những hướng dẫn này phác thảo đưa ra một số phương pháp mà bạn có thể thử:

Tip: Nó cũng sẽ giúp cải thiện kỹ thuật bán hàng của bạn. Ngay cả khi việc làm thêm đặc biệt này không mang lại hiệu quả, thì học cách bán hàng có thể giúp cho các dự án tương lai của bạn, cũng như cuộc sống nghề nghiệp của bạn.

2. Bạn bị mất đà

Mất đà khi bạn đang tung hứng việc làm thêm, công việc toàn thời gian, và cuộc sống cá nhân của bạn là rất bình thường. Đôi khi, điều bạn cần chỉ là một chút nghỉ ngơi ngắn hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dừng lại hoặc làm chậm tiến độ của bạn có thể làm tổn thương bạn trong một thời gian dài. Dưới đây là một số dấu hiệu để thấy rằng bạn đã mất đà:

  • Bạn trì hoãn các tác vụ đơn lẻ nhiều lần.
  • Bạn rơi xa phía sau lịch trình.
  • Bạn thường không quan tâm hoặc không có động lực để làm việc với việc làm thêm của bạn.
  • Bạn trải qua một giai đoạn làm việc quá sức đối với công việc làm thêm của bạn, tiếp theo là một giai đoạn không có tiến triển.

Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn đang mất đà, tốt nhất là nên hành động nhanh nhất có thể. Nếu không, bạn nhanh chóng bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Bạn cảm thấy nản chí, không có động lực, hoặc bị mệt lả, do đó bạn sẽ không tiến bộ. Sau đó, sự thiếu tiến bộ khiến bạn cảm thấy ít động lực hơn để tiếp tục.

Bởi vì điều này, điều quan trọng phải nhớ là kỹ năng đó sẽ khiến cho việc làm thêm của bạn không đạt năng suất cao, điều đó là chắc chắn. Miễn là bạn đạt được chiến thắng nhỏ trong suốt những ngày, những tuần và những tháng chạy công việc làm thêm của bạn, thì bạn sẽ không phải lo lắng về việc mất đi nghị lực của mình.

Tập trung vào cải thiện tính nhất quán của bạn

Bạn có thể đạt được sự nhất quán bằng cách trung thực một cách tàn nhẫn về điều bạn có khả năng để thực hiện các cam kết cá nhân, nghề nghiệp và làm việc của bạn. Điều này bao gồm việc kiểm tra lịch biểu của bạn, sử dụng các công cụ như lập kế hoạch và danh sách nhiệm vụ, và lên lịch cho những thứ bạn có thể thực hiện một cách khả thi cho thời gian rảnh và mức năng lượng của bạn mỗi ngày.

Đừng quên rằng bạn cũng phải dành thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, và cho các kỳ nghỉ là một phần của lịch trình của bạn. Chúng có thể có vẻ phù phiếm với nhữung thứ mà bạn phải hoàn thành, nhưng chúng có nhiều lợi ích có thể giúp bạn làm tốt hơn với việc làm thêm của bạn. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Organizational Behavior, sự tham gia của công việc có thể tăng lên và sự mệt mỏi có thể giảm sau một kỳ nghỉ.

3. Trạng thái chững lại

Vấn đề với các việc làm thêm là ngay cả khi chúng thành công, thì sự tăng trưởng của chúng có thể bị giới hạn bởi số tiền và thời gian mà bạn có thể đầu tư cho chúng. Khi lợi nhuận hoặc doanh thu của bạn đạt đến một ngưỡng nào đó, bạn thường trải nghiệm những điều sau đây:

  • Số lượng bán hàng bạn tạo ra dường như không tăng mặc dù nỗ lực tiếp thị và quảng cáo lớn hơn.
  • Bạn đang phục vụ gần như cùng một lượng khách hàng mỗi tháng, bất chấp nỗ lực tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
  • Bạn có mục tiêu lớn hơn cho việc làm thêm của bạn, nhưng không có thời gian hoặc nguồn lực để thực hiện những mục tiêu này.

Chạm ngưỡng có thể là một vấn đề của kinh doanh nhỏ, nhưng không nhất thiết là một điều xấu. Miễn là việc làm thêm của bạn có lợi nhuận, và bạn có thể tìm thấy một sự cân bằng tốt giữa nhiều trách nhiệm của bạn, là bạn đã đạt được một điều gì đó bền vững. Hầu hết các doanh nghiệp thậm chí không đi xa được. Nhưng nếu bạn có ước mơ lớn hơn cho công việc làm thêm của bạn - không quan trọng bạn sẽ phải làm việc với nó toàn thời gian, trở thành một thương hiệu củng cố hơn, hoặc mở rộng quy mô - thì tính bền vững sẽ không giúp bạn đạt được điều đó.

Hành động với các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường

Nếu bạn muốn vượt qua ngưỡng của mình, thì bạn cần phải có một mục tiêu định lượng cụ thể cho giai đoạn tiếp theo của công việc của bạn. Sau đó, tìm hiểu các nugồn tài nguyên mà bạn cần để đạt được mục tiêu đó.

Điều này có thể bao gồm nhiều thời gian hơn, cần nhiều vốn hơn, đối tượng rộng lớn hơn hoặc các sản phẩm và dịch vụ mới hơn. Bạn có thể cần phải chuyển hướng thời gian giải trí của mình nhiều hơn cho việc làm thêm của bạn, thuê người giúp bạn hoặc tìm thị trường mới để tiếp cận. Đối với các trường hợp quyết liệt hơn, bạn có thể cần phải cắt giảm các cam kết nghề nghiệp của bạn hoặc thậm chí là bỏ công việc làm chính của bạn.

Để có kế hoạch chi tiết hơn về cách vượt ngưỡng, hướng dẫn này có thể giúp bạn tìm ra những điều bạn cần để đạt được cấp độ tiếp theo của công việc của bạn:

4. Lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận

Khi bạn tính toán lợi nhuận từ việc làm thêm của bạn, thì bạn có thể cảm thấy đau nhói tim gan khi bạn nhận được bất kỳ kết quả nào sau đây: một con số âm, bạn chỉ huề vốn, hoặc thấy rằng lợi nhuận của bạn khá nhỏ mặc dù số lượng bán hàng tốt.

Nếu đây là trường hợp cho công việc của bạn, thì bạn cần phải quay lại các vấn đề cơ bản. Hãy tự hỏi mình những điều sau đây:

Đây có thể là thời gian để điều chỉnh mô hình công việc của bạn

Nếu bạn đã thực hiện một số thay đổi ở trên, rất có thể ý tưởng công việc của bạn không mang lại lợi nhuận như bạn nghĩ. Sau đó, bạn có thể hướng tới ý tưởng mới hoặc xem lại mô hình công việc của mình để xem liệu có một số thay đổi nào mà bạn có thể thực hiện hay không. Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn với điều sau:

5. Không đủ thời gian cho các cam kết cá nhân của bạn

Tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng có thể là một vấn đề khó khăn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Theo một khảo sát về các chủ doanh nghiệp nhỏ, thì 36% chủ doanh nghiệp nhỏ không có sự khác biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân của họ, trong khi 35% nói rằng họ không có nhiều thời gian cho cá nhân.

Điều này có thể gây khó khăn hơn cho những người làm thêm. Khi bạn đang tung hứng trách nhiệm của mình cho những người làm công, cho công việc và cho chính bạn, bạn cũng cần phải dành thời gian cho những người khác trong cuộc sống của bạn, những người phụ thuộc vào bạn.

Cẩn thận với các dấu hiệu có vấn đề

Trong khi hầu hết bạn bè và gia đình có thể vui lòng hỗ trợ bạn trong hành trình của bạn để khởi nghiệp, nhưng họ có thể lo lắng nếu họ thấy bạn gặp khó khăn hoặc bị mệt mỏi. Hãy chú ý các dấu hiệu sau:

  • Bạn đang cảm thấy có lỗi về việc không có mặt hoặc chú ý đủ cho bạn bè và gia đình của bạn.
  • Nhiều người trong cuộc sống của bạn đã bày tỏ mối quan tâm hoặc thất vọng về nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc cam kết mà bạn không thể đạt được.
  • Bạn hối tiếc vì bỏ lỡ những cột mốc quan trọng trong cuộc sống của những người bạn yêu thương.

Nếu bạn lo lắng rằng việc làm thêm của bạn đòi hỏi quá nhiều thời gian và sự chú ý từ các mối quan hệ cá nhân của bạn, hãy bắt đầu khắc phục nó bằng cách vẽ lại ranh giới của bạn:

  • Trong trường hợp nào bạn sẽ sẵn sàng bỏ qua một số nhiệm vụ công việc để bạn có thể đáp ứng các cam kết cá nhân của mình tốt hơn?
  • Có cách nào để bạn cắt giảm các nhiệm vụ không cần thiết và có thêm thời gian cho bản thân và những người khác không?

Làm việc với những người gần gũi nhất với bạn

Cũng có thể hữu ích khi nói chuyện với bạn bè và gia đình của bạn. Yêu cầu họ về sự mong đợi của họ về bạn, đặc biệt là những cuộc tranh luận mà họ không muốn bạn bỏ lỡ. Sau đó, hãy cho họ biết bạn có thể thực hiện điều gì trong số những kỳ vọng này và những điều bạn không thể thực hiện được.

Bất kể bạn đang ở trong giai đoạn kinh doanh nào, hãy tiếp tục mở các kênh giao tiếp với những người thân yêu của bạn. Bằng cách đó họ có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về những gì bạn đang trải qua.

Chia sẻ với họ cả những thất bại và thành công của bạn. Họ không chỉ sẽ cảm thấy đã góp phần vào sự thành công trong công việc của bạn, mà họ cũng có thể chứng tỏ là người cổ vũ tinh thần và cung cấp sự hỗ trợ xuất sắc, điều này có thể tăng cường mối quan hệ của bạn bất chấp cam kết tăng trưởng của bạn.

Để có được hướng dẫn thêm, hãy xem bài hướng dẫn chi tiết này về cách bạn có thể lấy lại sự cân bằng giữa các cam kết cá nhân và công việc của mình:

6. Những thiệt hại trong đời sống cá nhân của bạn

Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thực hiện một công việc làm thêm, nghĩa là sẽ có một số hậu quả tiêu cực đối với công việc toàn thời gian của bạn. Đây là vấn đề thường gặp khi làm kinh doanh nhỏ phụ thêm.

Ngay cả khi cả hai phần cuộc sống của bạn thành công, thì chắc chắn sẽ có một vài sự nhượng bộ. Ví dụ, làm thêm giờ có nghĩa là những giờ đó bạn không thể dành cho việc làm thêm của bạn. Mặt khác, dành tất cả thời gian rảnh của bạn vào việc làm thêm có thể có nghĩa là bạn sẽ không có thêm thời gian cho đào tạo hoặc có nhiều trách nhiệm hơn trong công việc toàn thời gian của bạn. Mặc dù cả hai trường hợp vẫn có thể bền vững, nhưng hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Chất lượng công việc của bạn bị tụt giảm và đồng nghiệp và người giám sát của bạn đã nhận thấy điều đó.
  • Bạn đã suy nghĩ về công việc việc làm thêm của bạn quá nhiều khi làm việc chính, khiến cho công việc chính mất tập trung.
  • Có sự chậm trễ trong việc đáp ứng các mốc thời gian , mục tiêu hoặc thời hạn quan trọng.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi trong giờ làm việc chính.

Thực hiện việc làm thêm luôn đòi hỏi phải hy sinh. Câu hỏi đặt ra là, hy sinh nào bạn sẵn sàng chấp nhận và tại sao? Nếu bạn có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, bạn sẽ biết chính xác ranh giới giữa công việc và công việc của mình. Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này và các thỏa hiệp bạn sẵn sàng đặt ra cũng sẽ thay đổi trên đường thực hiện , vì vậy đừng ngại điều chỉnh nó.

Thực hiện các điều chỉnh để đạt được sự cân bằng phù hợp

Nó cũng có thể hữu ích khi xem lại lịch biểu của bạn và phát hiện các phạm vi mà bạn đang cố gắng quá sức. Nếu bạn không thể đáp ứng nhu cầu của công việc của bạn, nhưng rất hăng hái tham gia vào công việc của bạn trong giờ làm việc, như vậy sẽ là không công bằng cho chủ nhân của bạn.

Trừ khi bạn đã sẵn sàng rời khỏi công việc và dùng toàn thời gian cho doanh nghiệp của mình, nếu không thì tốt nhất là hãy tiếp tục đáp ứng các trách nhiệm nghề nghiệp của bạn và thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà bạn mong đợi.

Tuy nhiên, nếu đấu tranh trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn cảm thấy có dấu hiệu cho thấy bạn nên buông bỏ nó, hãy xem xét các lựa chọn của bạn:

  • Doanh nghiệp phụ của bạn có đủ lợi nhuận để dành nhiều thời gian hơn cho nó để có thể cải thiện doanh thu của bạn?
  • Chủ lao động của bạn sẽ hỗ trợ cho một hợp đồng làm việc bán thời gian hoặc lịch trình linh hoạt hơn không?

Lộ trình này không hoàn toàn thỏa hiệp với khả năng kiếm tiền của bạn, nhưng sẽ không làm bạn bị giằng co giữa những cam kết của bạn, đến nỗi bạn không thể tập trung vào bất kỳ thứ gì trong số chúng.

7. Khó khăn trong việc cung cấp hỗ trợ khách hàng

Giao tiếp trực tiếp với khách hàng là một phần của bất kỳ công việc nào. Cho dù bạn đang trả lời các câu hỏi, cố gắng có được đơn hàng hoặc xử lý các khiếu nại, thì bạn cần phải nhanh chóng và rõ ràng trong các câu trả lời của mình. Nhưng điều này có thể là một thách thức đối với những người làm thêm không có cùng khả năng tiếp cận với tư cách là chủ doanh nghiệp toàn thời gian. Dưới đây là một số vấn đề chung của các khách hàng của những doanh nghiệp nhỏ mà bạn có thể gặp phải:

  • Bạn thường nhận được email hoặc cuộc gọi của khách hàng trong giờ làm việc hoặc thời gian cá nhân của bạn. Bạn có thể bỏ lỡ những liên lạc này hoàn toàn hoặc trả lời họ khi bạn dự định làm điều gì đó khác.
  • Khách hàng thể hiện sự thất vọng hoặc bực mình với thời gian phản hồi của bạn.
  • Các khách hàng bỏ giao dịch của họ hoặc chọn các doanh nghiệp khác để mua vì bạn không phản hồi đủ nhanh.

Đặt kỳ vọng một cách thực tế với các khách hàng của bạn

Cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề kinh doanh nhỏ này là ngăn chặn chúng hoàn toàn. Đặt kỳ vọng của khách hàng của bạn trước tiên. Trên trang web của bạn, tài khoản mạng xã hội và các cuộc trò chuyện ban đầu với khách hàng, hãy trả lời rằng bạn làm việc độc lập, không thể cung cấp hỗ trợ 24/7 — ít nhất là ngay bây giờ. Cung cấp cho họ ước tính tốc độ mà bạn có thể trả lời email cũng như thời gian và địa điểm tốt nhất để liên hệ với bạn.

Cũng sẽ rất hữu ích khi có trang Những câu hỏi thường gặp cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản, phổ biến mà khách hàng của bạn có xu hướng sẽ hỏi. Nếu câu hỏi của họ được giải quyết ở đây, họ không cần liên lạc thêm với bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang nhận được một số lượng áp đảo các email hoặc các cuộc gọi điện thoại và bạn có thể có đủ khả năng để thuê một ai đó, thì hãy thuê một nhà thầu phụ hoặc trợ lý trực tuyến để giúp bạn.

Tránh những vấn đề phổ biến này để thực hiện công việc làm thêm thành công

Khi bạn gặp phải những thất bại, đừng coi đó là dấu hiệu cho thấy công việc của bạn đã thất bại. Ngay cả những công việc thành công nhất cũng có vấn đề riêng của chúng. Điều quan trọng là bạn làm việc thông qua chúng và thực hiện những thay đổi cần thiết để khắc phục tình huống đó.

Một khi bạn đã vượt qua các vấn đề như doanh thu thấp, lợi nhuận thấp, hoặc bị giằng xé giữa nhiều nhiệm vụ khác nhau,thì bạn sẽ không còn là một chủ doanh nghiệp non trẻ nữa - mà bạn sẽ trở thành một người công việc đã được chứng minh.

Advertisement
Did you find this post useful?
Want a weekly email summary?
Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new Business tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Advertisement
One subscription. Unlimited Downloads.
Get unlimited downloads