10+ loại Email tiếp thị khác nhau hiệu quả nhất
() translation by (you can also view the original English article)
Lên một kế hoạch tiếp thị qua email có thể là thách thức đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Họ thường không có thời gian để lên kế hoạch nhiều hơn là thông báo và quảng cáo.
Nhưng để giữ những người theo dõi của bạn tiếp tục tương tác, bạn sẽ cần nhiều hơn như thế. Lý tưởng là các email của bạn sẽ là một thứ gì đó mà họ mong đợi để đọc, như vậy họ sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn ngay cả khi họ chưa sẵn sàng mua.
Nói cách khác, bạn không nên gửi đi cùng các loại email hết lần này đến lần khác. Hướng dẫn này liệt kê các loại chiến dịch email khác nhau mà bạn có thể gửi đi để thu hút những người theo dõi của mình tương tác, và thậm chí là làm tăng doanh thu.



Nếu bạn cần một sự mới mẻ về tiếp thị qua email, tốt nhất bạn hãy tham khảo các hướng dẫn sau trước tiên:
- Email MarketingHow to Create an Email Marketing PlanDavid Masters
- Email MarketingHow to Create an Effective Autoresponder SequenceDavid Masters
Hoặc duyệt qua các mẫu tiếp thị email tốt nhất của chúng tôi, nếu bạn cần các thiết kế chuyên nghiệp để cải thiện các kết quả của bạn:
10+ loại email tiếp thị hiệu quả
Có hai loại email tiếp thị đa dạng mà bạn sẽ gửi đi là: email tương tác và email giao dịch. Các email tương tác chỉ đơn giản là thiên về kể chuyện, trong khi các email giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện và kết thúc một việc buôn bán.
Bạn sẽ nhanh chóng hiểu được từ các ví dụ rằng hai loại này không hỗ trợ lẫn nhau. Trong một số trường hợp, một email tương tác có thể có một yếu tốt giao dịch trong đó. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn tham khảo qua các loại email khác nhau được liệt kê dưới đây.
Phần 1. Email tương tác (Engagement Emails)
Mục tiêu của những email này thiên về thương hiệu và kể chuyện nhiều hơn là thực hiện việc bán hàng một cách trực tiếp . Mục đích của họ là giữ sự quan tâm cua những người theo dõi và tương tác với thương hiệu đó, ngay cả khi họ không có tâm trạng mua hàng.
Cuối cùng, khi họ đã sẵn sàng để mua hàng hoặc khi doanh nghiệp của bạn có khuyến mãi đặc biệt, người theo dõi sẽ có một mối quan hệ tích cực với bạn ngay cả khi họ chưa bao giờ mua hàng trước đó.
Bạn có thể sáng tạo hơn với những email này. Trong một số trường hợp, thêm các hình ảnh hoặc nhúng các liên kết với âm thanh và video có thể cho kết quả rất tốt.
Đây là các loại email tương tác mà bạn có thể sử dụng:
1. Email chào mừng (Welcome Emails)
Email chào mừng là email đầu tiên mà người theo dõi của bạn sẽ nhận được sau khi họ đã xác nhận địa chỉ email của họ. Vì đây là sự tương tác đầu tiên của họ với thương hiệu của bạn trong hộp thư đến của họ, hãy làm cho những email này đáng nhớ và xứng đáng với họ. Theo một nghiên cứu từ Experian, cuối cùng, những người đăng ký có nhiều khả năng mở và nhấp vào các email chào mừng hơn là các loại email quảng cáo khác,
Email chào mừng sẽ làm cho thương hiệu của bạn rõ ràng. Trong ví dụ dưới đây từ Warby Parker, người theo dõi mới có thể tìm hiểu về câu chuyện của thương hiệu này, có một bản dùng thử miễn phí của sản phẩm đó hoặc tìm một cửa hàng gần vị trí của họ.



Các "bức ảnh minh họa" lớn của sản phẩm này và thông tin của công ty này ở cuối email nhanh chóng tạo cho người đọc một cảm nghĩ về óc thẩm mỹ và giọng nói của thương hiệu này.
Vì email chào mừng này là có tương tác cao, nó cũng hoạt động tốt như một email giao dịch tuyệt vời. Nghiên cứu Experian nêu trên cũng nhận thấy rằng các email chào mừng có tỷ lệ giao dịch và doanh thu trên mỗi email cao hơn so với các email giao dịch khác.
Đây là lý do tại sao các email chào mừng cũng cung cấp giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển cho những người theo dõi mới, chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây từ nhà bán lẻ mỹ phẩm Sally Beauty.
2. Email hướng dẫn và các lời khuyên
Bạn cũng nên gửi email hướng dẫn và giáo dục giúp mà nó giúp cho những người theo dõi những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Những email này thường có hình thức là các hướng dẫn về cách thức và các lời khuyên. Chúng có thể đơn giản hoặc chuyên sâu - tùy thuộc vào các sản phẩm của bạn là gì và nhu cầu của khách hàng.
Các Email hướng dẫn là một cách hay để làm quen với người theo dõi của bạn với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi nó không rõ ràng về cách doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc đạt được một mục tiêu như thế nào.
Chỉ dẫn cho họ những điều mới mẻ cũng có thể giúp họ thực hiện những thay đổi tích cực nhanh chóng trong cuộc sống của họ, mà họ có thể kết hợp với thương hiệu của bạn. Ví dụ như BeardBrand, họ chuyên bán các sản phẩm làm đẹp cho râu, gửi một hướng dẫn sử dụng trong 5 ngày cho những người theo dõi mới.
Mỗi phần của hướng dẫn bao gồm nhiều video. Một số video thậm chí còn đính kèm các liên kết và đánh giá các sản phẩm được sử dụng trong video đó. Trong một ví dụ về trộn lẫn các yếu tố giao dịch với các email tương tác, hướng dẫn 5 ngày đó kết thúc bằng việc cung cấp một chiếc lược chải râu miễn phí đi kèm với đơn đặt hàng đầu tiên của người theo dõi đó.



Hipmunk có một cách tiếp cận đơn giản hơn trong một email của họ. Họ không sử dụng một hướng dẫn trải dài, những người theo dõi sẽ nhận một danh sách minh họa các tính năng mà họ có thể sử dụng để tìm được vé máy bay rẻ hơn.



3. Câu chuyện của khách hàng (Customer Stories)
Những câu chuyện khách hàng được tạo ra từ phỏng vấn hoặc nghiên cứu về cáckhách hàng của bạn. Những câu chuyện này có thể là sự thành công của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, những câu chuyện cá nhân của họ, và những lời khuyên cho những khách hàng khác tương tự như họ. Những câu chuyện của họ cũng có thể thể hiện dưới dạng các hình ảnh hoặc video mà họ chụp.
Bởi vì những câu chuyện này đến từ các khách hàng khác, nó được xây dựng thành một cảm giác của cộng đồng. Những người theo dõi có thể đồng cảm với người mua khác, chia sẻ sở thích và trải nghiệm của họ
Udemy, một thị trường học trực tuyến, đã tăng 35 phần trăm về tương tác nội dung khi họ bắt đầu chia sẻ những câu chuyện của khách hàng trên blog của họ.Áp dụng khái niệm này cho chiến dịch email của bạn, và những người theo dõi sẽ mong đợi những email trong tương lai của bạn và tiếp tục mở chúng.
Một ví dụ về loạt bài email "The Rundown" của Huckberry. Được gửi vài lần trong một tháng, "The Rundown" bao gồm các cuộc phỏng vấn của khách hàng hoặc nhân viên, các sản phẩm mới nhất của Huckberry, và các bức ảnh do người dùng chụp ngoài trời.



4. Câu chuyện về thương hiệu (Brand Stories)
Không giống như các câu chuyện của khách hàng nói về thương hiệu của bạn từ quan điểm của khách hàng, những câu chuyện thương hiệu đến từ bạn hoặc đội ngũ của bạn. Điều này thực hiện tốt nhất khi có một câu chuyện cá nhân hấp dẫn đằng sau thương hiệu của bạn. Điều này sẽ cung cấp cho những người theo dõi của bạn những cách để đồng cảm với thương hiệu của bạn.
Những câu chuyện thương hiệu của bạn cũng có thể có những hiệu ứng tích cực khác. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quản lý Thương hiệu cho thấy những khách hàng tiếp xúc với những câu chuyện của một thương hiệu có xu hướng mô tả thương hiệu đó một cách tích cực hơn và trả nhiều hơn cho các sản phẩm của họ.
Whipping Post, một công ty sản xuất đồ da, kể những câu chuyện về nguồn gốc của hoạt động kinh doanh của họ trong email chào đón. Người sáng lập viết về sản phẩm đầu tiên mà ông tạo ra và lý do tại sao lại, mang lại cho độc giả một khái niệm về mục đích đằng sau sản phẩm của họ.



Tuy nhiên, bạn không nhất thiết cần có một câu chuyện nguồn gốc kiểu Hollywood cho doanh nghiệp của bạn để thu hút sự chú ý của mọi người. Đôi khi, một câu chuyện về cách tạo ra các sản phẩm của bạn, những câu chuyện đằng sau các quyết định kinh doanh nhất định, cũng có thể giúp mang lại cho những người theo dõi của bạn điều gì đó thu hút họ xem và liên hệ với chúng.
Hãy xem xét ví dụ dưới đây từ Casper, bao gồm ba thông tin nhanh về công ty của họ và những liên kết tới video về cách thực hiện những tấm nệm của họ.



5. Email tái tương tác (Re-engagement Emails)
Có thể một số người theo dõi của bạn sẽ không tương tác như những người khác. Điều này có thể là vì mức độ quan tâm của họ thấp để bắt đầu, đã trải qua một khoảng thời gian sau lần cập nhật cuối cùng của bạn, hoặc họ không quan tâm đến các email của bạn. Bất kể lý do đó là gì, điều quan trọng là khuyến khích họ tương tác lại với thương hiệu của bạn.
Một nghiên cứu của Return Path về các chiến dịch tái tương tác cho thấy rằng khoảng 12 phần trăm số người nhận email tương tác lại đã đọc chúng. Nếu những con số này có vẻ nhỏ so với các loại email khác trong danh sách này, hãy xem xét rằng các chiến dịch tái tương tác nhằm khôi phục lại các khách hàng không hoạt động hoặc không quan tâm. Đạt được 12 phần trăm của những khách hàng này để thu hút họ với thương hiệu của bạn một lần nữa không phải là một thành công nhỏ.
Theo nghiên cứu này, có hai loại email tái tương tác mang lại kết quả tốt. Đầu tiên là một email có từ "nhớ bạn" hoặc "trở lại" trong dòng chủ đề Một ví dụ về điều này là email dưới đây từ Scribd, thu hút người đọc bằng dòng sản phẩm mới.



Email tái tương tác khác mà bạn có thể sử dụng là biểu thị một sự giảm giá trong dòng chủ đề, mà nó trình bày hai lần cũng như đối với chiết khấu theo phần trăm
Phần 2. Các email giao dịch ( Transactional Emails)
Giống như tên gọi của chúng, các email giao dịch có liên quan đến các giao dịch mà người theo dõi của bạn đã thực hiên với doanh nghiệp của bạn. Không giống như email tương tác, mục tiêu của các email này là bắt đầu hoặc kết thúc một đơn hàng.
Những email giao dịch này cũng có thể được sử dụng để gửi hoặc yêu cầu những cập nhật vềcác đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó, chúng luôn được kích hoạt bởi các hành động cụ thể của khách hàng và được gửi một cách tự động. Mặt khác, các email tương tác cũng có thể được gửi trong thời gian thực hoặc theo lịch trình đã lên kế hoạch trước thay vì được kích hoạt tự động.
Đây là một số email giao dịch mà bạn có thể sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị của mình:
6. Nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ rơi (Cart Abandonment Reminders)
Một loại email giao dịch cần thiết cho bất kỳ cửa hàng trực tuyến nào đó là các email bỏ rơi giỏ hàng. Đây là những email mà bạn gửi đi khi các khách hàng tiềm năng thêm các mặt hàng vào giỏ hàng trực tuyến của họ, nhưng không thực hiện các bước mua hàng. Những email này có thể là cơ hội để tăng lợi nhuận tiềm năng của bạn vì khoảng hai phần ba các giao dịch giỏ mua hàng bị bỏ rơi .
Một Email về bỏ rơi giỏ hàng tốt bao gồm một lời kêu gọi hành động nổi bật và một vài nội dung hấp dẫn để nhắc nhở khách hàng đó lý do tại sao họ nên hoàn tất việc mua hàng. Email từ Growlerwerks dưới đây là một ví dụ tốt về điều này. Nó không chỉ có một nút "Finish Order" lớn, mà còn có một số nội dung nói với khách hàng về những gì họ sẽ nhận được trong việc mua hàng của họ ("thưởng thức bia thủ công trong nhiều tuần"). Nó thậm chí còn bao gồm một hình minh họa của sản phẩm đó khi hoạt động.



7. Khuyến mãi có hạn ngắn ngày (Time-Sensitive Promotions)
Email khuyến mãi có hạn ngắn ngày bao gồm một phiếu mua hàng sẽ hết hạn sớm. Phiếu mua hàng này có thể là về các sản phẩm hoặc dịch vụ giới hạn hoặc có thể là một sự giảm giá chỉ có hạn trong một thời gian giới hạn.
Khi gửi các loại email này, dòng chủ đề phải rõ ràng về thời hạn của email đó. Nếu không, các khách hàng có thể không cảm thấy rằng nó không cấp bách để mở nó ngay lập tức.



Ví dụ bên trên từ Humble Bundle thông báo rằng đợt bán hàng cuối hè của họ sẽ cung cấp với một giới hạn nhất định. Nếu người nhận mua một trò chơi trong vòng 48 giờ, họ sẽ có một trò chơi cụ thể miễn phí. Hạn chót của đợt bán hàng này được nêu rõ trong dòng chủ đề của email đó, vì vậy những người nhận được email này sẽ có động cơ lớn hơn để mở email ngay khi họ nhìn thấy nó trong hộp thư đến của họ.
8. Email hóa đơn (Receipts Emails)
Đây là tiêu chuẩn cho các cửa hàng trực tuyến để gửi xác nhận đặt hàng hoặc các email hóa đơn khi khách hàng hoàn tất giao dịch. Nhưng thay vì chỉ nhắc lại các chi tiết về đơn đặt hàng đó, có rất nhiều điều khác mà bạn có thể làm để làm cho các hóa đơn của bạn mang lại những lợi nhuận thêm. Dưới đây là một số ví dụ về các cách tiếp cận khác nhau để tối đa hóa hóa đơn email của bạn.
Vì AppSumo bán các sản phẩm kỹ thuật số, hóa đơn của bạn sẽ bao gồm một liên kết tải xuống để bạn có thể có sản phẩm đó ngay lập tức. Email hóa đơn của họ cũng yêu cầu bạn xem lại sản phẩm, vì bạn có thể sử dụng và kiểm tra nó ngay lập tức. Cách tiếp cận này có thể không áp dụng tốt đối với các sản phẩm thực tế cần nhiều thời gian hơn để đến với khách hàng.
Hóa đơn email của GoDaddy được sử dụng để bao gồm các mã coupon mà bạn có thể sử dụng trong lần mua hàng tiếp theo, mang cho bạn một sự khuyến khích để trở thành khách quay lại mua hàng.
Một cách khác để khuyến khích mua hàng bổ sung qua email hóa đơn của bạn là hiển thị cho khách hàng những sản phẩm liên quan mà họ có thể mua trong tương lai, chẳng hạn như trong ví dụ này từ Image Comics.



Cuối cùng, bạn sẽ không phải luôn luôn sử dụng hóa đơn để trực tiếp khuyến khích bán hàng bổ sung, nhưng bạn sẽ luôn nên sử dụng nó để củng cố thương hiệu của bạn.
Các email chỉ có chữ buồn tẻ với các chi tiết đơn hàng sẽ bị quên lãng và bị bỏ lỡ cơ hội xây dựng thương hiệu. Ví dụ: Pretty Little Thing sử dụng tiếng nói của thương hiệu của họ trong các biên nhận email của họ và làm cho khách hàng cảm thấy tích cực về việc mua hàng đó ("you're the best <3").



10. Theo dõi đơn hàng (Sales Follow-up)
Nếu bạn đang bán một sản phẩm vật lý, rất có khả năng là các khách hàng của bạn phải đợi một khoảng thời gian trước khi họ nhận được đơn hàng của họ. Bạn có thể sử dụng thời gian này để gửi các email giao dịch cập nhật về trạng thái của đơn đặt hàng của họ, cho dù nó đã được vận chuyển, đã giao hoặc đã đến nơi.
Cũng giống như các email hóa đơn, tốt nhất khi những email này được đưa lên tối đa cho cơ hội xây dựng thương hiệu của họ. Không chỉ gửi các chi tiết cập nhật đơn hàng bằng văn bản thuần tuý. Bạn cũng có thể thêm những thứ sau:
- Thông tin đặt hàng cần thiết khác (ngày đến dự kiến, khách hàng của bạn phải làm gì để nhận đơn đặt hàng của họ hoặc kiểm tra tình trạng của nó).
- thông tin liên lạc để được hỗ trợ khách hàng, trong trường hợp họ có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, và các khuyến mại cho việc mua hàng trong tương lai.
Ví dụ dưới đây từ Lazada có tất cả các điều trên. Email này có tình trạng giao hàng, liệt kê các chi tiết đặt hàng, đề cập đến thông tin quan trọng để nhận đơn đặt hàng, cũng như đề xuất quảng cáo ở cuối.



11. Yêu cầu đánh giá
Khi khách hàng hài lòng với việc mua hàng, bạn có thể gửi email cho họ yêu cầu gửi đánh giá hoặc nhận xét.
Khi được đăng trên cửa hàng trực tuyến, các trang truyền thông xã hội hoặc trang web đánh giá của bên thứ ba của bạn, những đánh giá tốt này sẽ đóng vai trò là bằng chứng xã hội có thể giúp xây dựng lòng tin và sự tin tưởng đối với các khách hàng mới. những đánh giá này thậm chí sẽ làm cho các email khác của bạn hiệu quả hơn, vì sự có mặt của các đánh giá trên các chiến dịch email có thể tăng tỷ lệ click chuột lên đến 25 phần trăm.
Amazon có một cách đơn giản để gạ gẫm những nhận xét này - họ chỉ hỏi số lượng ngôi sao bạn sẽ đánh giá cho sản phẩm đó. Trình bày yêu cầu đó bằng hình ảnh. Trong nháy mắt, người dùngsẽ hiểu điều gì đang yêu cầu họ. Khi bạn nhấp vào hình ảnh đó để để lại một đánh giá sao, bạn sẽ được đưa đến một trang cho phép bạn để lại cả một đánh giá bằng sao và đánh giá bằng văn bản.
Đừng phạm sai lầm khi chỉ xin hoàn toàn các đánh giá tốt hoặc năm sao. Nghiên cứu từ Đại học Northwestern cho thấy các sự chuyển đổi có xu hướng lên cao hoặc đi xuống khi những sự xếp hạng bằng sao trung bình vượt quá bốn ngôi sao.



Sử dụng Email để xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Khi bạn đã kiểm tra toàn bộ danh sách email được liệt kê ở trên, bạn sẽ thấy rằng một số những người theo dõi trả lời một số email hơn những người khác. Đừng ngạc nhiên nếu họ không dõi theo các khuyến mãi giảm giá. Sau cùng,tiếp thị email thực sự là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với những người theo dõi của bạn. Việc xây dựng mối quan hệ đó đòi hỏi nhiều sự hoạch định và đa dạng hơn. Đổi lại, thương hiệu của bạn sẽ được nhớ đến nhiều hơn và có được lòng trung thành của khách hàng.
