Cách để cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong doanh nghiệp nhỏ của bạn
() translation by (you can also view the original English article)
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường là một trong những điều khó khăn nhất để các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện được. Cho dù đó là những giờ dài, nhu cầu liên tục cho tiếp thị, hoặc các yêu cầu kết nối mạng lưới, công việc có xu hướng len lỏi vào cuộc sống cá nhân của một chủ doanh nghiệp khá dễ dàng. Ngược lại, những vấn đề gia đình như dành thời gian với người bạn đời và con cái của bạn hoặc đi nghỉ mát có thể dễ dàng ăn mòn vào cam kết công việc của một người.
Sự cân bằng tốt có thể giúp tỉnh táo khi bạn phải đối mặt với sự căng thẳng khi điều hành một doanh nghiệp nhỏ, vì vậy điều quan trọng là phải ưu tiên vấn đề này. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố quyết định thành công nghề nghiệp cho cả nam và nữ. Thật không may, một khảo sát khác cho thấy rằng một phần ba trong số tất cả những người đi làm tin rằng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ khó khăn hơn bao giờ hết.
Điều đó đặt ra câu hỏi, làm thế nào để bạn có thể cân bằng cuộc sống và công việc trong doanh nghiệp nhỏ của bạn?
Bạn không thể làm việc chăm chỉ đến mức khiến bạn kiệt sức và không có thời gian cho bạn bè và gia đình, nhưng bạn có thể dễ dàng muốn và cần phấn đấu để đạt được thành công cho doanh nghiệp nhỏ của bạn.



Trong bài viết này khám phá những điểm tốt hơn để có được sự cân bằng không chắc chắn này trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Chuyển từ việc hiểu được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là gì để thực hành nó với những lời khuyên về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống chắc chắn này.
Đầu tiên, chúng ta hãy định nghĩa nó và điều mà chúng ta muốn bằng cách phấn đấu cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là gì?
Tất cả chúng ta đều nghe thuật cụm từ này, "sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống" bị quẳng đi quá nhiều. Đối với một số người, nó trở thành một sáo rỗng. Điều đó không làm giảm tầm quan trọng của nó.
Đó là mục tiêu lý tưởng của mọi người là những người mở và điều hành doanh nghiệp nhỏ của riêng mình: Dành đủ thời gian làm việc để thành công trong lĩnh vực của bạn, nhưng cũng có đủ thời gian để ở cạnh bạn bè và gia đình, theo đuổi sở thích thư giãn hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa mà bạn yêu thích.
Wikipedia định nghĩa: “Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một khái niệm bao gồm sự ưu tiên đúng đắn giữa "công việc" (nghề nghiệp và tham vọng) và "lối sống" (sức khỏe, niềm vui, giải trí, gia đình và phát triển/thiền thuộc về tinh thần).”
Với định nghĩa này, chúng ta bây giờ sẽ phải xác định điều gì tạo nên sự cân bằng "tối ưu" giữa công việc và lối sống của bạn.
Đó có phải là sự phân chia chính xác 50/50 giữa sự nghiệp và lối sống? Nếu như vậy, bạn sẽ không bị căng thẳng trong việc quản lý doanh nghiệp nhỏ của bạn? Nế như vậy, bạn có thể đi nghỉ khi bạn muốn?
Ở một mức độ nào đó, sự cân bằng này mang tính cá nhân và cá nhân hóa sâu sắc đối với mỗi chủ doanh nghiệp và freelancer, nhưng có một số nguyên tắc cơ bản mà chúng ta có thể đồng ý.
Ví dụ, sự cân bằng tốt có nghĩa là:
- Không làm việc quá chăm chỉ đến mức bạn sẽ ghét bỏ sự nghiệp của mình.
- Chăm sóc sức khỏe và an sinh cá nhân của bạn.
- Dành đủ thời gian cho các hoạt động trong cuộc sống mà bạn thực sự thích thú.
- Dành đủ thời gian với những người quan trọng đối với bạn.
- Đạt được những điều bạn muốn đạt được trong công việc kinh doanh của mình, mà không làm quá sức.
Với những ví dụ này, hãy xem xét cách cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn.
5 cách đảm bảo sẽ đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Dưới đây là một số lời khuyên về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mạnh mẽ có thể giúp bạn đạt được trạng thái cân bằng lớn hơn. Chúng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn phát triển chúng hàng ngày và cam kết với chúng lâu dài.
1. Đặt ranh giới một cách thích hợp
Đặt ranh giới có nghĩa là bạn có các giới hạn đối với công việc của bạn. Trong những ngày và thời điểm nhất định, bạn chỉ đơn giản là sẽ không làm bất kỳ công việc nào vì bạn đã dành riêng nó cho những lợi ích cá nhân. Thiết lập ranh giới là một khái niệm hấp dẫn, nhưng nó nói dễ hơn làm đối với rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, những người “đính ước” với công việc của họ.
Với suy nghĩ đó, dưới đây là một số đề xuất có thể thực hiện về cách bạn có thể đặt ranh giới để giữ cho công việc tách biệt với thời gian cá nhân của bạn:
- Không làm bất kỳ tác vụ nào liên quan đến công việc sau một thời gian nhất định trong ngày.
- Không thực hiện bất kỳ tin nhắn hoặc email nào có liên quan đến công việc trên chiếc smartphone của bạn (vì smartphone của bạn luôn ở bên bạn).
- Hãy thực hiện “giờ nghỉ giải lao” chính thức trong ngày để cho phép bạn có thời gian để giải nén và nạp lại năng lực trong ngày làm việc của bạn.
- Sử dụng toàn bộ cuối tuần cho các hoạt động cuộc sống cá nhân, cho dù đó là thời gian cho gia đình, thiền định hay bắt kịp sở thích yêu thích của bạn.
Nguyên tắc là, trong khi bạn thật sự yêu thích việc trở thành một chủ doanh nghiệp và ngày càng trở nên tốt hơn trong lĩnh vực của bạn, thì bạn cần phải tôn trọng một thực tế là bạn không thể theo đuổi mục tiêu đầy tham vọng này, đó là nơi ranh giới phải vẽ vào bức tranh này để cho phép cho một sự cân bằng lành mạnh. Nếu không, nguy cơ của bạn sẽ bùng cháy.
Để biết thêm các ý tưởng về cách thiết lập thành công của việc tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân, hãy xem hai hướng dẫn của chúng tôi về việc thiết lập các ranh giới và thực hiện nghỉ ngơi tinh thần phù hợp:
- ProductivitySetting Boundaries: The Key to Maintaining Control of Your LifeAnnie Mueller
- ProductivityHow to Reboot Your Brain and Mentally Reset NowLaura Spencer
2. Trở thành siêu năng suất
Năng suất luôn luôn nằm trong tâm trí của các chủ doanh nghiệp nhỏ và các chủ doanh nghiệp hiểu rằng nó trao quyền cho họ để thực hiện nhiều hơn trong thời gian ít hơn.
Làm việc hiệu quả là chìa khóa cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khi làm được nhiều việc hơn có nghĩa là bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn, nhưng nhiều người không hiểu những điều cơ bản về năng suất để làm cho nó hiệu quả với họ.
Vì năng suất có thể là một khái niệm mở, do đó nó hữu ích cho chúng ta ở đây để chia nhỏ nó ra thành các phần dễ hiểu, mà bạn có thể xây dựng thành hệ thống năng suất của riêng bạn. Để tăng mức năng suất của bạn cả về công việc và cuộc sống, hãy nghĩ đến năng suất như sau:
- Tổ chức - Khi bạn được tổ chức tốt, bạn sẽ không cần phải lãng phí thời gian tìm kiếm những thứ bạn cần để giỏi hơn trong việc điều hành doanh nghiệp nhỏ của mình. Tôi không chỉ nói rằng có thể nhanh chóng xác định các vật dụng thuộc về vật chất như máy tính bảng hoặc sổ séc của bạn, mà còn phải phân loại một cách hiệu quả các vật dụng tinh thần như ý tưởng và nhiệm vụ mà bạn phải làm cả trong công việc lẫn trong cuộc sống cá nhân của bạn. Đối với các ý tưởng và các tài liệu tham khảo, có Evernote (nghĩ về nó như một tủ hồ sơ một cửa trong tiện ích đám mây), và cho các nhiệm vụ, có Todoist (một trong những ứng dụng quản lý tác vụ / năng suất tốt nhất từ trước tới nay).
- Chủ đề - Khi bạn đặt chủ đề cho những ngày, những tuần và những tháng của bạn, bạn sẽ tự động nghĩ về những điều cần làm trong khoảng thời gian đó với sự cân bằng. Điều này giúp bạn có thêm thời gian, vì bạn có thể ngay lập tức hoàn thành các tác vụ bạn cần làm tại doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: Thứ hai có thể là ngày tự quảng bá, Thứ Ba có thể là ngày kết nối mạng lưới, Thứ Tư có thể là ngày của khách hàng - dự án, v.v.
- Quản lý thời gian - Biết cách quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả và lên lịch cho ngày làm việc và thời gian cá nhân của bạn một cách phù hợp sẽ mang lại bạn rất nhiều không gian thở. Nó giúp sử dụng những thời gian trong ngày của bạn chỉ cho các nhiệm vụ cụ thể, vì vậy bạn biết chính xác những điều bạn sẽ phải làm tại bất kỳ thời điểm nào, mà không cần phải lãng phí thời gian để suy nghĩ về nó. Các chiến lược Timeboxing như Phương pháp Pomodoro sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian của mình.
Xem thêm hướng dẫn của chúng tôi về năng suất với nhiều lời khuyên về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bao gồm ứng dụng năng suất, nắm bắt công việc bận rộn và hướng dẫn về năng suất thói quen cá nhân.
- Productivity15 Business Productivity Apps to Work Better + Save TimeLaura Spencer
- ProductivityHow to Reduce Busy Work as a Small Business OwnerLaura Spencer
- Productivity4 Important Personal Habits for a More Productive LifeAnnie Mueller
3. Đẩy mạnh ủy nhiệm
Bạn không thể làm tất cả mọi thứ, mặc dù nó thường có cảm giác như đó là lựa chọn duy nhất của bạn khi là một người kinh doanh độc lập hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ. Ủy nhiệm là cách hoàn hảo để giảm bớt các nhiệm vụ cần thực hiện của bạn trong khi vẫn thúc đẩy tất cả các dự án đó.
Nếu bạn có một số ít nhân viên mà bạn đã thuê, hãy rõ ràng về những kỳ vọng trong công việc của họ là gì và bạn muốn họ hoàn thành nó như thế nào. Nếu bạn là một người kinh doanh độc lập, có những chiến thuật để tự động hóa các nhiệm vụ của bạn, vì vậy bạn sẽ không phải tự mình làm tất cả mọi thứ.
Ban đầu, sẽ luôn luôn có một chút khó khăn, khi bạn sẽ phải đào tạo các nhân viên của bạn về cách làm một số nhiệm vụ để giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho các trách nhiệm quan trọng hơn tại doanh nghiệp của bạn hoặc có thêm thời gian rảnh rỗi ở nhà. Công việc đầu cuối này cuối cùng sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
Ví dụ, khi bạn thuê một nhân viên mới, họ không biết cách sử dụng hệ thống đặt hàng của bạn. Sẽ mất một khoảng thời gian để chỉ dẫn họ làm thế nào để thành thạo trong lĩnh vực này, và điều đó có thể có nghĩa là bạn phải làm nhiều việc hơn vào ban đầu cho đến khi họ rành rẽ. Điều này có thể có nghĩa là thời giờ sẽ dài hơn cho bạn và thậm chí ban đầu sẽ khiến các dự án quan trọng bị tụt lại phía sau chỉ để đào tạo nhân viên mới của bạn.
Tuy nhiên, một khi nhân viên của bạn thành thạo, họ không cần sự hướng dẫn của bạn nữa; bây giờ họ có một nhiệm vụ thường xuyên tại doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ rảnh tay hơn, giải phóng bạn cho khoảng thời gian cho cá nhân với bạn bè và gia đình.
Đó chính là sức mạnh của việc biết cách ủy nhiệm.
Và nếu bạn ghi lại tài liệu đào tạo cần thiết cho nhân viên mới hoặc nhiệm vụ quan trọng, điều đó cũng cần thời gian thực hiện ban đầu, nhưng sau đó bạn có thể đưa ra những hướng dẫn đó cho những người thuê sau này. Họ có thể nghiên cứu và tham khảo chúng để biết cách làm thế nào để hoàn thành các nhiệm vụ trong vai trò của họ, mà không cần hướng dẫn trực tiếp từ bạn, giúp bạn tiết kiệm thời gian đào tạo và cho phép bạn phát triển nhanh hơn.
Xem hướng dẫn của chúng tôi về việc quyết định điều gì để ủy nhiệm, cũng như cách quy mô doanh nghiệp của bạn một cách có hệ thống bằng cách sử dụng quy trình hoạt động tiêu chuẩn:
- ManagementHow to Decide What to DelegateAndrew Blackman
- ProductivityHow to Scale and Grow Your Online Business by SystemizingBrian Casel
4. Học cách ưu tiên
Có thể xác định một cách thành thật và thông minh những nhiệm vụ cần sự chú ý ngay lập tức (nhu cầu) so với các nhiệm vụ mong mỏi khác (mong muốn) sẽ trao quyền cho bạn để hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy quá choáng ngợp. Chiến lược này không chỉ là một cách khéo léo để có được những điều quan trọng nhất được thực hiện, mà còn giúp xác định những điều thực sự quan trọng và những điều không quan trọng.
Khi bạn có thể ưu tiên các nhiệm vụ công việc theo cách này, bạn có thể quyết định tốt hơn những điều bạn có thể trì hoãn sau này hay không, để bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân của mình.
Bí quyết với sự ưu tiên đó là nó cũng mất thêm một chút thời gian và làm việc trước tiên - nhưng bạn sẽ hạnh phúc khi bạn đã đầu tư nó, khi bạn gặt hái những lợi ích để có được nhiều thời gian hơn để làm những điều bạn muốn sau này. Khi ưu tiên, hãy tự hỏi rằng liệu nhiệm vụ công việc bạn muốn thực hiện có thật sự quan trọng hay không (đọc: nó không thể chờ đợi hoặc hậu quả xấu sẽ xảy ra) hay chỉ là quan trọng, mà nó ngụ ý rằng nó có thể bị trì hoãn bởi vì bạn vẫn còn nhiều thời gian.
Bạn càng có thói quen đánh giá các nhiệm vụ của mình như thế này và trở nên thành thật về mặt trí óc với bản thân, thì bạn càng sớm đi đến một điểm, nơi bạn có sự lựa chọn về những điều bạn muốn làm bởi vì tất cả những việc phải làm đã hoàn thành. Và khi bạn có nhiều lựa chọn hơn, bạn có quyền kiểm soát tốt hơn bao giờ hết và có thể quyết định xem liệu bạn có muốn sử dụng thời gian có thêm này để phát triển bản thân hay sẽ dành thời gian với bạn bè và gia đình của bạn hay không.
Để có cảm hứng về sự ưu tiên, hãy bắt đầu bằng cách xem hướng dẫn của chúng tôi về việc ưu tiên các nhiệm vụ với GTD và cách xử lý email của bạn tốt hơn:
- ProductivityHow to Use the Getting Things Done (GTD) Productivity SystemDavid Masters
- CommunicationHow to Prioritize The Emails You Respond ToDavid Masters
5. Giảm thiểu sao lãng nhiều nhất có thể
Trong giờ làm việc của bạn, bất cứ điều gì không đóng góp cho bạn để hoàn thành các công việc của bạn hiệu quả hơn thì về cơ bản đó là sự sao lãng. Nếu nó cản đường công việc của bạn, thì đó là sao lãng.
Vấn đề nan giải là sao lãng xuất hiện ngày càng nhiều trong thế giới số của chúng ta. Dưới đây là một số trong những sự sao lãng tồi tệ nhất mà bạn có thể đã bị cản trở:
- tin nhắn
- email
- mạng xã hội
- thông báo trên smartphone
- những cuộc gọi điện thoại
Vâng, những thứ ở trên đôi khi có thể có liên quan đến ngày làm việc của bạn nếu nó đặc biệt liên quan đến công việc của bạn. Ví dụ, nếu bạn sắp đến thời hạn giao hàng cho một dự án khách hàng, thì nó chắc chắn rất cần thiết để gửi email cho khách hàng của bạn để báo cho họ biết trước. Đối với mạng xã hội, nếu bạn đang sử dụng nó để quảng bá doanh nghiệp của bạn và chỉ sử dụng nó để tiếp thị trong suốt ngày làm việc của bạn, thì đó vẫn chính đáng.
Tôi đang nói về vấn đề sử dụng ở trên, chẳng hạn như nhắn tin cho bạn bè hoặc gia đình trong khi làm việc, liên tục kiểm tra email khi đang làm việc, sử dụng mạng xã hội trong khi làm việc, không tắt thông báo trên smartphone của bạn và thực hiện các cuộc gọi không thích hợp trong ngày làm việc.
Giảm bớt các sự sao lãng bằng cách:
- Chỉ kiểm tra điện thoại của bạn trong giờ nghỉ giải lao hoặc giờ ăn trưa.
- Cam kết chỉ kiểm tra email một hoặc hai lần trong ngày làm việc.
- Sử dụng mạng xã hội một cách phù hợp vì các lý do liên quan đến công việc như tăng cường đăng bài trên Facebook.
Xem danh sách mười cách hay nhất của chúng tôi để giảm bớt sao lãng, cũng như cách ngừng làm nhiều việc cùng lúc và tập trung vào một việc tại một thời điểm:
- Productivity10 Ways to Eliminate DistractionsLeo Babauta
- ProductivityHow to Do One Thing at a Time—and Stop MultitaskingAndrew Blackman
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là gì? Những nghiên cứu tình huống
Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một giấc mơ khó nắm bắt. Bạn muốn chứng minh ư? Đã có nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, là những người thích sự cân bằng tuyệt vời này ngay hôm nay. Dưới đây là một số ví dụ đáng chú ý:
- Michael O"Brien, Giám đốc của Peloton Coaching and Consulting, chỉ tập trung vào ba phạm vi ưu tiên trong công việc và cuộc sống cá nhân của mình và sau đó phân bổ phần còn lại của những thứ ít quan trọng hơn cho bất cứ ai làm việc cho ông.
- Bill Fish, nhà sáng lập ReputationManagement.com, cân nhắc việc sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống để không bỏ bê gia đình bằng cách dành thời gian tại văn phòng của mình trong ngày làm việc — sau đó về nhà, dành thời gian cho vợ và con, và không kiểm tra smartphone của mình cho đến khi những đứa trẻ đang nằm trên giường.
- Tamara Budz, nhà sáng lập Silver Shade Group, định nghĩa sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là khi bỏ qua mọi thứ trong danh sách những việc cần làm của mình trong khi vẫn dành thời gian cho con trai sau giờ học và ăn cơm cùng nhau như một gia đình.
Lấy lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự cam kết để thực hiện sự cân bằng này. Đó là lý do tại sao việc đưa ra các quyết định dứt khoát, chẳng hạn như: thiết lập các ranh giới hoặc không trả lời hoặc không xử lý bất kỳ vấn đề nào liên quan đến công việc sau một thời gian nhất định mỗi ngày hoặc vào những ngày nhất định (như cuối tuần).
Khi bạn thiết lập các quy tắc này cho cách tiếp cận mọi thứ và gắn bó với chúng, đó là khi bạn có thể đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân của mình. Bạn sẽ không chỉ thành công hơn, mà còn chăm sóc bản thân và dành thời gian với bạn bè và gia đình nhiều hơn.
Làm chủ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng cách:
- Hiểu được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn tốt hơn.
- Đặt ra các ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.
- Trở nên năng suất hơn và thiết lập các hệ thống.
- Phân bổ những công việc bận rộn cho nhân công của bạn.
- Ưu tiên cho các nhiệm vụ và tập trung.
- Giảm bớt sự sao lãng
Hãy nhớ rằng, bạn sẽ có thể phải thử nghiệm khá nhiều và thử các phương pháp khác nhau cho đến khi bạn đến được hệ thống năng suất của riêng bạn, phù hợp với bạn và doanh nghiệp của bạn. Hãy tiếp tục thực hiện cho đến khi bạn đạt được kết quả.
