Advertisement
  1. Business
  2. Resumes

Làm thế nào để làm nổi bật công việc làm nghề tự do của bạn trên sơ yếu lý lịch

Scroll to top
Read Time: 20 min
This post is part of a series called How to Create a Great Resume (Ultimate Guide).
15 Creative Resume Ideas to Stand Out Online in 2022

() translation by (you can also view the original English article)

Nếu bạn là một người làm việc tự do, liệu bạn có cần một sơ yếu lý lịch?

Một vài chuyên gia cho rằng, đối với những người làm việc tự do thì sơ yếu lý lịch đã trở lên lỗi thời. Cụ thể là trang web, hồ sơ cá nhân hay sự hiện diện của truyền thông xã hội đã bao hàm đủ các thông tin cần thiết mà các đối tác có thể tìm khi muốn thuê bạn. 

Sự thật là đôi khi bạn chẳng cần phải có sơ yếu lý lịch mà vẫn kiếm được việc làm, tuy nhiên bạn có thể sẽ mất đi một số cơ hội mang tính sinh lợi. Thậm chí nếu bạn ko có sơ yếu lý lịch cho từng đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn cũng nên chuẩn bị một sơ yếu lý lịch sẵn để dùng khi cần thiết.

Một lý do nữa mà người làm việc tự do không chuẩn bị sơ yếu lý lịch đó là vì việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch đối với họ quả là một việc không đơn giản chút nào. Hầu hết các định dạng cho sơ yếu lý lịch đều được thiết kế cho cách ứng tuyển một vị trí công việc nào đó theo cách thường làm. Vì vậy rất khó để hòa hợp cấu trúc sơ yếu lý lịch của người làm việc tự do với cấu trúc sơ yếu lý lịch của một công việc thông thường.

Working on Freelance ResumeWorking on Freelance ResumeWorking on Freelance Resume
Tạo sơ yếu lý lịch của người làm nghề tự do. (nguồn đồ họa)

Trong bài này, tôi sẽ đề cập sơ lược việc tại sao hồ sơ lý lịch đối với một người làm việc tự do lại quan trọng đến vậy. Tôi cũng sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để vượt qua một số khó khăn khi chuẩn bị sơ yếu lý lịch. Và cách tốt nhất để phô ra các thông tin về nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của bạn. Cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ một vài kênh thông tin về sơ yếu lý lịch mẫu giúp cho việc thiết kế sơ yếu lý lịch của bạn được nhanh chóng hơn.

Để biết thêm về việc tạo một sơ yếu lý lịch, hãy xem hướng dẫn này của chúng tôi và nếu bạn đúng là một người làm việc tự do, chúng ta bắt đầu nhé.

Tại sao một sơ yếu lý lịch của một người làm nghề tự do lại quan trọng?

Bạn đang làm rất tốt với công việc tự do. Bạn có nhiều việc để làm thường xuyên. Như thế tất nhiên chả ai hỏi sơ yếu lý lịch của bạn làm gì.

Điều đó thật tuyệt. Vậy thì giờ chính là thời điểm tốt để cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn, đưa thông tin công việc của bạn vào trước khi có ai đó hỏi về nó.

Khi một ai đó hỏi về sơ yếu lý lịch, bạn muốn có một cái sẵn sàng cho việc đó. Bạn không muốn phải dành thời gian vài ngày chỉ để ép cho ra được sơ yếu lý lịch. Và cách tốt nhất giải quyết vấn đề này chính là chuẩn bị sẵn trước.

Sau đây là một vài kịch bản khi bạn cần một sơ yếu lý lịch:

  • Bạn đang nộp đơn xin việc với một đối tác lớn hơn. Trong các công ty lớn hơn, những người làm việc tự do (thường đóng vai trò là các tư vấn độc lập) thường được yêu cầu cung cấp sơ yếu lý lịch. Một công ty lớn cũng thường sử dụng Hệ thống quản lý tuyển dụng (ATS) để quét và lấy thông tin từ các sơ yếu lý lịch.
  • Bạn đang tìm việc thông qua một đại lý hay một nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm việc thông qua một bên thứ ba, ví dụ như một đại lý hay một công ty tuyển dụng, họ có thể sẽ hỏi bạn về sơ yếu lý lịch sau đó có thể họ sẽ chỉnh sửa lại và gửi đến các khách hàng của 
  • Bạn muốn trở lại với việc công việc cố định truyền thống. Sơ yếu lý lịch vẫn là một yêu cầu chính khi muốn tìm công việc cố định truyền thống. Nếu như bạn chỉ muốn làm việc tự do trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó muốn trở lại công việc cố định, thì việc tạo một sơ yếu lý lịch lúc này quả là một thách thức khi làm sao có thể bao gồm hết các kinh nghiệm của bạn trong đó.
  • Bạn đang cần lấy một bằng cấp hay chứng chỉ chuyên nghiệp nào đó. Trong một vài lĩnh vực, bạn có thể được yêu cầu cung cấp sơ yếu lý lịch. Thậm chí nếu như bạn không được yêu cầu một cách trực tiếp thì sơ yếu lý lịch cũng cần thiết, là một nguồn tham khảo nhằm miêu tả kinh nghiệm của bạn.
  • Bạn đang đệ trình cho một giải thưởng nào đó. Đôi khi một ủy ban xét thưởng nào đó muốn biết một danh sách các công việc đã hoàn thành của bạn. Như vậy, một sơ yếu lý lịch chính là cách dễ dàng nhằm tổng kết lại những công việc đã hoàn thành của bạn một cách nhanh chóng.
  • Bạn sẽ phát biểu tại một cuộc hội thảo hay một cuộc họp. Nếu như bạn được yêu cầu thuyết trình, bên tổ chức cuộc hội thảo hay họp đó có thể sẽ muốn giới thiệu bạn trước khi bạn thuyết trình. Như vậy, sơ yếu lý lịch cũng là một cách cung cấp thông tin cho họ khi họ cần.
  • Bất cứ lúc nào khách hàng yêu cầu. Mỗi khách hàng mỗi yêu cầu khác nhau. Một vài trong số họ chỉ cần hồ sơ cá nhân theo một đường Link của bạn là đủ. Một số khác thì nhất định yêu cầu sơ yếu lý lịch. Thật là không đáng nếu như bạn bị nhỡ một công việc nào đó chỉ bởi vì bạn không cung cấp thông tin cho khách hàng khi bạn được yêu cầu làm như thế.

Nên lưu lý rằng một sơ yếu lý lịch không thay thế một hồ sơ cá nhân. Mà sơ yếu lý lịch chính là nguồn bổ sung thông tin cho hồ sơ cá nhân. Nên nhớ trong sơ yếu lý lịch nên đề cập đường Link tới hồ sơ cá nhân của bạn.

Mỗi lần bạn muốn ứng tuyển một công việc nào đó, rà soát lại sơ yếu lý lịch là một việc rất quan trọng. Vì mỗi lần dùng nó là nhằm nhấn mạnh vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn, làm cho nó phù hợp với những yêu cầu cụ thể của khách hàng. Không có cái gọi là “một phù hợp với tất cả” của một sơ yếu lý lịch đối với bất kỳ người làm việc tự do nào.

Làm thế nào giải quyết các vướng mắc trong một sơ yếu lý lịch thông dụng

Một lý do mà người làm việc tự do không sử dụng sơ yếu lý lịch đó là bởi vì rất khó để đưa hết tất cả các kinh nghiệm công việc vào nó. Sau đây là một vài tình huống khó xử mà các Freelancers phải đối mặt mỗi lần lập sơ yếu lý lịch:

  1. Ghi chức danh công việc gì?
  2. Tôi có nên liệt kê tên các khách hàng ứng với từng công việc cụ thể?
  3. Chi tiết đến mức nào về các công việc dự án mà tôi đã làm?
  4. Điều gì sẽ xảy ra nếu như có những giai đoạn trì hoãn trong công việc của tôi? Liệu đó có thể được coi là khoảng đứt quãng trong lịch sử công việc?
  5. Tôi có nên đề cập đường dẫn tới web hoặc hồ sơ trực tuyến của tôi không?
  6. Điều gì xảy ra nếu đồng thời tôi vừa là một người làm việc tự do đồng thời lại có một công việc cố định toàn thời gian? Tôi có nên ghi cả hai không?
  7. Làm thế nào để định dạng sơ yếu lý lịch của tôi?

Tôi sẽ trả lời từng vấn đề nêu trên một cách riêng rẽ:

1. Chức danh công việc

Nếu là một người làm việc tự do, các khách hàng của bạn sẽ không yêu cầu bạn phải nêu chức danh công việc. Và việc ghi chức danh công việc như thế nào là tùy thuộc vào bạn.

Do bạn làm nghề tự do nên nó được coi như một dạng tự kinh doanh nhỏ lẻ, do đó bạn có thể bị lôi cuốn bởi các cụm từ như “làm chủ” hay thậm chí “tổng giám đốc”.  Trong khi, các chức danh công việc như thế có thể đúng về mặt kỹ thuật tuy nhiên việc sử dụng các chức danh này trong sơ yếu lý lịch sẽ chẳng giúp ích gì trong việc tìm việc của bạn.

Nhiều chuyên gia gợi ý nên sử dụng chức danh miêu tả thực tế công việc mà bạn đã từng làm. Ví dụ, công việc cụ thể là “một thiết kế đồ họa độc lập” thường mang lại nhiều thông tin đối với các khách hàng tiềm năng hơn là một chức danh ghi “làm chủ”. 

2. Liệt kê các khách hàng 

Có nên liệt kê tên hết tất cả các khách hàng của bạn? Và nếu bạn có rất nhiều khách hàng, bạn có nên liệt kê từng người một?

Đầu tiên, hãy cân nhắc bất kỳ thỏa thuận hợp đồng nào mà bạn đã ký.  Ví dụ, nếu bạn là một nhà văn tự do và cụ thể làm nghề viết lách thuê dựa trên các bài viết của các tác giả khác thì bạn không thể nêu tên các khách hàng của mình. Trong trường hợp đó, nên miêu tả công việc. Hãy xem một vài ví dụ sau:

  • Đã từng là một người phụ trách viết lách cho một trang blog của một công ty. Cung cấp các bài viết hàng tuần từ 500-1000 từ.

Nếu như trong hợp đồng ký với khách hàng trước đó cho phép, bạn có thể liệt kê tên khách hàng và nêu rõ bạn không phải là một nhân viên chính thức của công ty. Trong trường hợp này nên ghi bạn là “nhà thầu” hoặc “nhân viên làm việc độc lập” sau tên công ty đó là đủ.

Nếu bạn đã làm rất nhiều công việc khác nhau, bạn không cần phải nêu từng khách hàng cụ thể. Các chuyên gia về tuyển dụng cho rằng nên làm nổi bật các công việc mà bạn đã từng làm cho các công ty có danh tiếng hơn là các công ty mà ít ai biết đến.

Khi liệt kê một khách hàng, hãy chắc chắn rằng bạn nêu kèm theo một thông tin liên lạc – người biết thông tin về công việc của bạn. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó để kiểm tra tham chiếu.

Giải pháp tốt nhất là sử dụng tên nghề nghiệp tự do như một chiếc dù che và liệt kê tên các khách hàng quan trọng nhất ở mục phụ bên dưới.  Các khách hàng ít có tiếng tăm và các khách không thường xuyên sẽ được liệt kê cùng nhau.

Đây là một ví dụ đối với một sơ yếu lý lịch của một thiết kế đồ họa tự do:

Thiết kế đồ họa, Anytown Consulting 2012-2016
Cung cấp các dịch vụ thiết kế đồ họa cho nhiều khách hàng khác nhau bao gồm:

  • Công ty lớn số 1 (Nhân viên tư vấn)
    Thiết kế và tạo các dạng thư báo
  • Công ty lớn số 2 (Nhân viên tư vấn)
    Phát triển Logo và các thiết kế danh thiếp công việc
  • Công ty nhỏ hơn số 1 (Nhân viên tư vấn)
    Tạo biểu ngữ quảng cáo và tài liệu quảng cáo.
  • Tư vấn các khách hàng khác về các nhu cầu thiết kế quảng cáo
    và thương hiệu của công ty.

3. Chi tiết như thế nào về công việc?

Khoảng trống là một điểm cộng trong sơ yếu lý lịch của bạn. Một sơ yếu lý lịch dài hơn không có nghĩa là một sơ yếu lý lịch tốt hơn. Điều này đúng với cả với những người làm việc tự do hay những người làm việc cố định. Một sơ yếu lý lịch đối với một chuyên gia cao cấp không nên kéo dài quá ba trang giấy. (Một số chuyên gia gợi ý không nên quá hai trang giấy).

Vì lý do đó, sơ yếu lý lịch của bạn cần phải được viết một cách chặt chẽ nhất. Hãy giới hạn bằng một câu đơn nhằm miêu tả từng công việc. Sử dụng các từ khóa để nhấn mạnh các kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bạn.

Bỏ mục Mục tiêu công việc. Ngày nay, điều này không có chỗ trong sơ yếu lý lịch. Nó thậm chí còn khiến cho sơ yếu lý lịch của bạn bị loại bỏ. Thay vì học cách viết về các mục tiêu công việc, bạn nên sử dụng các câu tóm tắt công việc:

4. Xử lý những giai đoạn ít việc hoặc những khoảng thời gian không làm việc

Làm việc tự do được biết đến như là một nghề lúc thăng lúc trầm. Công việc có thể sôi nổi trong tháng này nhưng lại chậm lại ở tháng sau.

Có thể bạn lo lắng rằng thời điểm lúc thăng lúc trầm ấy có thể ảnh hưởng xấu tới sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn sử dụng tên công việc làm một cái dù che và liệt kê các công việc cụ thể đã làm phía dưới ngay sau đó, thì rõ ràng bạn không cần phải lo lắng về một vài thời điểm ít việc ở một vài tháng nào đó tựa như lỗ hổng trong toàn bộ lịch sử công việc của mình.

Nếu bạn làm hợp lý hóa các khoảng trống đó, có thể là bạn không được thuê hoặc cũng không làm nghề tự do, thì nên thành thật. Vì thành thật còn hơn là làm cái gì đó thái quá. Một vài chuyên gia gợi ý nên giải thích một cách đúng đắn khi công việc bị ngắt quãng khá dài trong sơ yếu lý lịch.

Ví dụ:

  • Nghỉ việc để chăm sóc thành viên gia đình bị bệnh, 2011-2012.

Các công việc tình nguyện cũng chính là cách tốt nhằm lấp khoảng trống trong sơ yếu lý lịch. Điều này đặc biệt nên làm nếu công việc tình nguyện ấy liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Dù rằng bạn có muốn hay không muốn liệt kê các lý do giải thích cho các khoảng thời gian trống không làm việc, bạn cũng nên sẵn sàng chuẩn bị về việc này khi đi phỏng vấn. Gần như chắc chắn, bạn sẽ được hỏi về nó. Nếu như khoảng trống ấy là do thời gian bạn đi tìm việc, hãy giải thích điều đó.

Nếu bạn đã đủ điều kiện hoặc có một lịch sử công việc đáng tin cậy cho vị trí ứng tuyển, việc có một khoảng thời gian bị ngắt quãng không làm việc không phải là vấn đề.

5. Chia sẻ thông tin trực tuyến

Là một chuyên gia làm việc tự do, bạn cần có một sơ yếu lý lịch trực tuyến hoặc một trang web có đường dẫn tới sơ yếu lý lịch của bạn. Bạn cũng có thể đưa vào các đường dẫn tới các tài khoản trên các kênh truyền thông mạng xã hội ví dụ như Linkedin.

Hầu hết các chuyên gia về nhân sự đồng ý rằng việc chia sẻ các thông tin của bạn trực tuyến rất quan trọng nếu như các thông tin đó được nêu một cách chuyên nghiệp và có liên quan tới công việc bạn đang tìm kiếm. Hãy đưa ra các đường dẫn ngay sau thông tin liên lạc của bạn ở ngay trên đầu của sơ yếu lý lịch.

Tuy nhiên cũng nên cẩn thận. Chỉ là bởi vì bạn đã nêu thông tin trong một tài khoản trên kênh truyền thông mạng xã hội không có nghĩa là lại nêu lại trong sơ yếu lý lịch. Chỉ nên cho vào những tài khoản này những thông tin cập nhật mới.

6. Công việc ngoài giờ

Một trở ngại nữa đối với một người làm việc tự do đó là liệu họ có nên nêu công việc tự do của mình là công việc làm thêm ngoài giờ trong sơ yếu lý lịch. Sau đây là một vài câu hỏi giúp bạn quyết định:

  1. Công việc ngoài giờ có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển hay không?
  2. Có cần liệt kê công việc ngoài giờ nhằm lấp những khoảng trống khi không có việc làm chính thức?

Nếu bạn cần liệt kê công việc tự do như một công việc làm ngoài giờ nhằm lấp khoảng trống khi không có việc chính thức, hãy làm như thế. Hãy tập trung vào bất kỳ cái gì liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Nếu như công việc đó lại không liên quan đến công việc đang ứng tuyển thì bạn không cần phải viết nó lên sơ yếu lý lịch nhằm lấp khoảng trống khi không có việc, mà hãy bỏ ra ngoài.

7. Hệ thống quản lý tuyển dụng ảnh hưởng thế nào tới sơ yếu lý lịch của bạn

Rất nhiều doanh nghiệp có quy mô từ vừa tới lớn sử dụng Hệ thống quản lý tuyển dụng (ATS) để lọc các sơ yếu lý lịch. Điều đó có nghĩa là rất có thể sơ yếu lý lịch của bạn bị loại trước khi nhân viên phụ trách về nhân sự nhìn thấy nó. Các hệ thống này có thể tìm ra được ứng cử viên nào đang tìm kiếm các dự án dài hạn hoặc một công việc truyền thống.

Sau đây là một vài chỉ điểm giúp cho sơ yếu lý lịch của bạn có thể vượt qua được ATS

  • Nộp sơ yếu lý lịch theo định dạng .Doc hoặc .TXT
  • Tập trung vào các từ khóa sử dụng trong việc liệt kê các công việc
  • Sử dụng các nhãn dễ dàng nhận dạng cho mục sơ yếu lý lịch
  • Tránh dùng các hình ảnh, bảng biểu hay ký tự
  • Sửa các lỗi chính tả hay lỗi in ấn

Những người làm việc tự do thường được khuyến khích nộp các sơ yếu lý lịch mang tính chức năng hoặc sáng tạo. Các định dạng dành riêng cho các sơ yếu lý lịch tỏ ra rất hiệu quả nếu như nộp trực tiếp cho người đánh giá đọc, tuy nhiên các định dạng này lại có thể bị ATS loại bỏ.

Để biết nhiều hơn về cách tạo một sơ yếu lý lịch và một định dạng phù hợp cho nó, hãy xem các hướng dẫn sau:

Các vấn đề mà những người làm việc tự do thường gặp phải

Khi mà sơ yếu lý lịch của bạn vượt qua được quá trình sàng lọc ban đầu, nó vẫn còn có thể gặp một vài thử thách khác nữa.

Sau đây là một vài điều mà người tuyển dụng thường lo lắng đối với những người làm việc tự do:

  • Phù hợp về văn hóa – Những người làm nghề tự do thường được hiểu như là những người làm việc đơn lẻ. Một nhà tuyển dụng có thể lo lắng rằng những người như thế sẽ không hiểu rõ những chỉ dẫn. Họ cũng phân vân liệu bạn có thể làm được việc chung với những người khác hay không.
  • Phù hợp về trình độ chuyên môn – Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm một người với kinh nghiệm chính xác như nêu trong tờ quảng cáo tuyển dụng. Bạn là người làm nghề tự do và có thể kinh nghiệm của bạn rộng và nhiều hơn so với yêu cầu. 
  • Thương thảo về lương – Nếu như bạn làm chủ, việc thỏa thuận mức lương có thể rất hóc búa. Các nhà tuyển dụng muốn dựa vào mức lương cũ để đưa ra mức lương tương tự cho bạn.

Cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là dự đoán chúng. Hãy chủ động chuẩn bị trước khi bạn đi phỏng vấn.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến sự phù hợp về văn hóa, hãy giải thích tại sao bạn tin rằng bạn rất phù hợp với công ty đang ứng tuyển. Nhấn mạnh giá trị của bản thân bạn phù hợp với giá trị của công ty đó. Nhấn mạnh thêm rằng bạn là một thành viên trong một đội, có thể làm việc theo nhóm hiệu quả.

Đối với các lo lắng về trình độ chuyên môn, hãy tập trung vào các dự án và các phần của dự án có công việc tương tự như các yêu cầu trong công việc bạn đang ứng tuyển.

Để biết được mức lương như thế nào là bạn có thể chấp nhận được, hãy làm một vài nghiên cứu. Tìm ra một khoảng các giá trị của mức lương trung bình đối với một chức danh công việc bạn đang định ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có câu trả lời nếu như được hỏi về mức lương mong muốn. Đừng quên đề cập đến các lợi ích mà bạn được mời chào.

Làm thế nào để sơ yếu lý lịch nổi bật

Sơ yếu lý lịch có thể do người thật trực tiếp xem xét. Do đó, việc làm cho sơ yếu lý lịch thật nổi bật rất quan trọng. Vẻ bề ngoài bắt mắt sẽ có ích lắm chứ. 

Các mẫu sẵn có thể giúp bạn tạo một sơ yếu lý lịch trông cuốn hút và chuyên nghiệp. Nó cũng không quá khó để tạo một mẫu sẵn. Theo từng bước các hướng dẫn về mẫu sơ yếu lý lịch dạng Word là được, hãy xem dưới đây:

Sau đây là một danh sách các mẫu sơ yếu lý lịch sáng tạo rất hiệu quả đối với nhiều người làm việc tự do:

Bạn thậm chí có thể tìm thêm rất nhiều mẫu hay khác tại Envato Market (GraphicRiver) với rất nhiều thiết kế theo xu hướng mới để chọn.

Kết luận

Khi cần phải tạo một sơ yếu lý lịch, những người làm việc tự do phải đối mặt với những thách thức nhất định. Là một người làm việc tự do, bạn có thể tin rằng bạn không cần một sơ yếu lý lịch. Nhưng bất cứ khi nào bạn muốn tiếp tục sự nghiệp ấy hay là muốn quay lại công việc cố định truyền thống, sơ yếu lý lịch của bạn nên được cập nhật.

Bạn đã từng đối mặt với những khó khăn khi lập sơ yếu lý lịch cho mình chưa? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn ở phần bình luận nhé.

Advertisement
Did you find this post useful?
Want a weekly email summary?
Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new Business tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Advertisement
One subscription. Unlimited Downloads.
Get unlimited downloads