Làm thế nào để thương lượng một mức lương cao hơn sau khi nhận một lời mời làm việc mới (có kịch bản)
() translation by (you can also view the original English article)
Việc thương thảo công việc trước khi đi làm không phải là một điều bất lợi đối với bạn ở công ty mới đó. Việc hoàn thành tốt công việc và mức lương sau khi thăng chức đều ảnh hưởng rất lớn tới chừng mực nào đó những cái bạn chấp nhận được ở vị trí công việc hiện tại. Điều này cũng ảnh hưởng tới các vị trí công việc tiếp theo mà bạn đảm nhận khi bạn thay đổi công việc sang công ty khác.
Rõ ràng là ai cũng muốn được trả lương cao hơn mức cơ bản ở vị trí đó nhưng vấn đề nằm ở chỗ là làm thế nào để thỏa thuận mức lương mong muốn. Bạn không thể thốt ra một con số và mong rằng nhà tuyển dụng sẽ đồng ý với con số đó của bạn.
Việc lo sợ sau khi thương thảo về lương ảnh hưởng tới quyết định bạn có được nhận vào làm hay không là không cần thiết.
Cái bạn cần là một chiến lược và tuy duy đúng. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ biết cách làm thế nào để thương thảo về mức lương và các lợi ích khác khi nhận được lời mời làm việc. Quá trình này bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin liên quan đến yêu cầu của bạn về một mức lương cao hơn mức lương của bạn trước đó.



Tìm kiếm thông tin về mức lương trung bình và toàn bộ chế độ đãi ngộ cho vị trí công việc của bạn
Giả sử vị trí mà bạn được mời làm việc lại có mức lương thấp hơn mức trung bình thị trường thì không chấp nhận được. Vì vậy, bạn cần có dữ liệu để phản bác lại lời đề nghị đó.
1. Cơ sở dữ liệu về lương và các nguồn thông tin trực tuyến khác
Trang mạng ví dụ như Payscale và Glassdoor có những ước tính về mức lương cho bất kỳ một vị trí công việc nào. Chúng cho phép người dùng có thể lọc các thông tin theo địa bàn. Bạn cũng có thể dùng các dữ liệu của Cục Thống kê Lao động để lấy các thông tin và dữ liệu khá đầy đủ về lương của từng vị trí công việc khác nhau.
Sau đây là một số nguồn thông tin dùng để tìm kiếm về mức lương.
Các trang mạng khác có so sánh các mức lương
Cách khác để tìm kiếm thông tin về mức lương trung bình đó là tìm các thông tin này trên các tờ quảng cáo tuyển dụng.
2. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về công ty bạn được mời làm việc
Tìm hiểu xem công ty bạn ứng tuyển có thang/bảng lương hay không và vị trí mà bạn nhắm tới có mức lương thuộc cấp độ nào. Nếu công ty này có hệ thống xếp loại mức lương cho từng vị trí công việc, bạn phải chấp nhận điều đó và hầu như không thể yêu cầu cao hơn so với giới hạn trên mà công ty đã đưa ra.
Mức lương của một vị trí cũng khác nhau tùy thuộc vào độ lớn của doanh nghiệp và đặc thù ngành. Một cửa hàng bán lẻ nhỏ sẽ cần một số tiền vốn nhỏ hơn so với một tập đoàn đa quốc gia và tương tự như thế khi so sánh một công ty tại Phố Wall với một cửa hàng địa phương.
Cũng nên tìm hiểu thêm về các lợi ích cũng như chế độ đãi ngộ mà công ty đó đưa ra.
3. Hỏi thêm thông tin từ những người có vị trí công việc tương tự
Hãy hỏi bạn bè, gia đình, thầy cô giáo, đồng nghiệp cũ, thậm chí các cố vấn của bạn về công việc mà bạn dự kiến đảm nhận. Hỏi họ xem liệu như vậy đã công bằng chưa dựa trên những cái mà những người này có được từ công việc tương tự. Nhìn chung mọi người thường không thoải mái khi nói về thu nhập của mình, tuy nhiên bạn cũng sẽ rất ngạc nhiên vì một số trong số họ lại rất cởi mở về việc này.
Nếu bạn không muốn hỏi một cách trực tiếp, hãy đưa cho họ một mức dự tính và hỏi họ xem liệu nó có phù hợp với mức chung của thị trường hay không, khi xét với những người có kinh nghiệm tương tự.
4. Thu thập thông tin về mức lương từ các Hiệp hội
Các Hiệp hội tồn tại nhằm bảo vệ chính sách phúc lợi cho các thành viên của mình, đó là lý do tại sao họ lại có thông tin về khoảng giới hạn mức lương có thể chấp nhận được cho các vị trí công việc khác nhau.
5. So sánh chi phí sinh hoạt tại địa phương nơi bạn đang làm việc
Chế độ đãi ngộ cũng bị ảnh hưởng bởi địa điểm nơi bạn làm việc, vì địa điểm làm việc lại bị ảnh hưởng bởi chi phí sinh hoạt và yêu cầu về trình độ. Ở thành phố lớn như New York và Thung lũng Silicon có chế độ đãi ngộ với người làm việc cao hơn so với các vùng ngoại ô nhỏ khác.
Làm thế nào để thương thảo về lương thưởng
Một nghiên cứu năm 2015 từ Cục Thống kê Lao động cho biết 30% tổng toàn bộ lương, phụ cấp cho người lao động còn nằm ở các phúc lợi trực tiếp khác ngoài lương.
Vì vậy nếu chỉ tập trung thương thảo về lương đơn thuần có thể bạn đã mất đi 30% tổng số thu nhập và lợi ích lẽ ra bạn được hưởng. Vì thế nếu nhà tuyển dụng đưa ra giới hạn mức chi trả lương chặt chẽ thì ngoài lương ra, việc đàm thêm về phụ cấp và các phúc lợi khác chính là cách bạn đã có được tổng thu nhập cao hơn rồi.
Những cân nhắc khi thương thảo
- Có nhiều ngày nghỉ hơn
- Phụ cấp công tác xa (nếu bạn được yêu cầu tới làm việc tại một thành phố hay một Bang khác)
- Tiền thưởng khi đồng ý vào làm ở công ty
- Trợ cấp đi lại
- Công tác phí
- Tiền thưởng do làm việc tốt
Cũng nên cân nhắc thương thảo về đào tạo và các chương trình phát triển nghề nghiệp.
Các chế độ khác cần cân nhắc khi thương thảo
Có những lợi ích không thể thương thảo bởi khi chúng ta đàm phán về chúng lại liên quan đến nhiều cấp quyết định bên trên và liên quan đến nhiều thay đổi của công ty. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn nên cân nhắc đến tất cả các lợi ích này vì chúng có thể ảnh hưởng tới các chi phí của bạn cũng như sự yêu thích của bạn đối với công việc.
- Bảo hiểm y tế
- Các lợi ích về bảo hiểm khác như bảo lãnh viện phí hoặc phạm vi chi trả cho con cái của bạn
- Các chương trình về sức khỏe như có thẻ hội viên phòng tập thể dục, hoặc được trợ cấp khi bị cúm
- Trợ cấp học hành
- Được đóng phí tại Quỹ hưu trí tư nhân 401(K)
Nếu như bạn đủ sáng tạo, bạn cũng có thể thảo luận những khía cạnh cụ thể của công việc. Ví dụ bạn có thể nói thêm về những dự án mà bạn thấy thích thú ngoài công việc bạn được yêu cầu.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng thời điểm thương thảo
Tính toán thời gian là một việc tối quan trọng khi đi thỏa thuận về công việc mới. Nếu đưa ra yêu cầu của mình quá sớm sẽ tạo ấn tượng rằng bạn kiêu căng và ích kỷ.
Anna Runyan, Người sáng lập của Classy Career Girl cho rằng “Bạn không muốn gửi đi một thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm tới việc bạn sẽ được nhận bao nhiêu chứ. Hãy đợi nhà tuyển dụng đưa ra con số và đừng bao giờ đề cập tới tiền lương ngay khi cuộc thương thảo bắt đầu”.
Đây là một quy tắc cơ bản trong thương thảo, bạn trở nên có giá trị hơn khi bạn hội tụ đầy đủ những mong đợi của công ty đó và họ đang nhắm tới một ứng cử viên - là bạn. Chắc chắn như thế, họ có thể có lựa chọn thứ hai nhưng họ thích bạn hơn và tất nhiên muốn có bạn hơn rất nhiều các ứng cử viên khác. Đó chính là đòn bẩy bạn cần sử dụng.
Mà đòn bẩy đó bạn lại không có trong quá trình phỏng vấn trước cuộc thương thảo này.
Khi nào thương thảo là quá trễ
Bạn không thể nói lại gì sau khi bạn đã chấp nhận công việc. Thậm chí nếu bạn nhận ra rằng chi phí đi lại thật là ít ỏi và số tiền không đủ để trả nợ khoản vay của bạn, cơ hội thương thảo lại hầu như không có.
Người tuyển dụng mà cụ thể là giám đốc nhân sự và tất cả những người khác đều nghĩ rằng bạn thực sự đã không nghiêm túc về công việc hoặc bạn chỉ là một người ngạo mạn nếu bạn nói lại mức lương. Nếu bắt đầu như thế với một công ty mới thật không hay chút nào.
Đó là lý do tại sao bạn nên nói với nhà tuyển dụng rằng bạn cần một hoặc hai ngày để suy nghĩ và quyết định. Đừng quá áp lực thậm chí khi nhà tuyển dụng nói rằng họ muốn bạn trả lời ngay.
Làm thế nào để thương thảo mức lương khởi đầu cao hơn
1. Biết mức lương họ đưa ra chưa phải là con số cuối cùng
Không phải không có những cách để thương thảo về mức lương, quan trọng là bạn phải tư duy về vấn đề này. Đừng quá lo sợ về việc thương thảo hay đề cập về mức lương sẽ tước mất những gì bạn đáng được nhận và công việc sắp tới của bạn với công ty này.
Các nhà tuyển dụng thường muốn xem cách mà bạn hỏi về mức lương khi thương thảo về công việc. Đối với một vài vị trí công việc, ví dụ như nhân viên phát triển doanh số hay thị trường, việc không thương thảo về mức lương cho thấy rằng ở chừng mực nào đó bạn chưa có đủ năng lực.
2. Thể hiện sự nhiệt tình
Đừng chán nản tuyệt vọng. Luôn cho họ thấy rằng bạn có hứng thú với công việc và giữ thái độ tích cực thậm chí cuộc thương thảo không như bạn mong đợi.
Hãy cho họ thấy rằng bạn muốn có được công việc đó thông qua việc bắt đầu buổi thương thảo bằng câu “Tôi cảm thấy hứng thú khi được làm việc cho công ty ngài” hoặc “Tôi háo hức khi được làm việc và cống hiến cho công ty ngài”.
Việc phàn nàn về mức lương ngay khi mới bắt đầu thương thảo làm mất đi cơ hội mà họ đã cho bạn, và như thế rất khó để có thể tiếp tục.
3. Hãy nói một khoảng thay vì một con số cụ thể
Bà Lisa Rangel của Chameleon Resumes nói rằng “Hầu hết mọi người đều kìm mình lại lúc đầu. Họ nghĩ rằng họ đã khiêm tốn trong khi thực tế lẽ ra họ có thể đàm phán được số tiền nhiều hơn”.
Để giải quyết vấn đề này, hãy đề cập tới một khoảng thay vì đưa ra một con số chính xác và như thế bạn đã có một bước đệm trong thương thảo.
Bắt đầu thương thảo giới hạn dưới bằng con số cao hơn 5% so với mức lương hiện tại của bạn ở vị trí công việc tương tự. Theo cách này, bạn sẽ không bị nói là thái quá vì lý do ví dụ như vị trí hiện tại của bạn đã hai năm nay chưa được tăng lương. Nếu như công việc bạn được mời lại ở vị trí cao hơn vị trí công việc hiện tại thì mức tăng là 8-10% thay vì 5%.
Dĩ nhiên, chiến lược trên giả định rằng lương hiện tại của bạn cũng tương ứng với mức mà thị trường quy định cho vị trí ấy, xét đến cả yếu tố về địa điểm làm việc cũng như các yếu tố khác liên quan. Nếu như lương của bạn không tương xứng với mức mà thị trường quy định thì đầu tiên hãy đánh giá lại mức lương đó cho đúng mức của thị trường.
4. Nhắm mục tiêu lương cao hơn cùng lý do đi kèm
Yêu cầu về lương của bạn tất nhiên lúc nào cũng phải đi kèm với lý do.
Bà Rangel giải thích “Các ứng cử viên cần chấp nhận mức nhất định khi thương thảo về lương. Có sự chênh lệch lớn giữa việc yêu cầu tăng thêm 10% và không tăng thêm đồng nào”.
Kinh nghiệm của bạn đóng vai trò rất lớn trong quá trình thương thảo. Nếu bạn mới đi làm hoặc chuyển sang làm một công việc mới, tất nhiên bạn sẽ kiếm được ít hơn so với người đã có kinh nghiệm nhiều năm rồi. Những người mới ra trường mà thị trường công việc đã bão hòa thì họ sẽ có ít cơ hội thương thảo hơn so với lúc thị trường đang phát triển rộ.
5. Giải thích về yêu cầu của bạn
Mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng bạn muốn công bằng nhưng bạn cũng cần cho họ thấy rằng bạn rất quan tâm về công việc cũng như quan tâm đến lợi ích mang lại cho công ty. Vì vậy hãy giải thích tại sao bạn muốn mức lương cao hơn và giải thích tại sao bạn nghĩ bạn lại xứng đáng với mức lương đó.
Ví dụ về đề nghị lương cao hơn
“Tôi muốn mức lương cao hơn một chút và cụ thể là 65,000 $ thay vì 55,000 $ vì những thành tích tôi đã đạt được ở công việc cũ – cái mà chúng ta đã trao đổi trong cuộc phỏng vấn lần trước”.
Ví dụ về lợi ích không phải là tiền
“Tôi muốn bắt đầu đi làm từ hôm 25 tháng 8 thay vì ngày 18 vì tôi cần thêm thời gian để thay đổi chỗ ở và muốn hoàn toàn tập trung vào công việc được giao”.
6. Hãy tập trung vào “Chúng ta”
Việc thương thảo không phải là một cuộc chiến giữa các bên tham gia. Bạn phải quan tâm tới cách làm thế nào tách ra khỏi ám ảnh về người tuyển dụng hay giám đốc tuyển dụng. Hãy mỉm cười, luôn thoải mái và lịch sự thậm chí cuộc thương thảo không đi theo hướng bạn muốn. Vì bạn không muốn họ cảm thấy cuộc thảo luận kiểu như người lớn đang đối phó một cậu bé hư muốn đòi thêm kẹo.
Khi có thể thì nên dùng câu “Tôi hiểu” hoặc “Tôi biết ngài định nói gì”. Cách bạn nói như thế cho thấy bạn rất chú tâm vào người đối diện và thấu hiểu sự khó xử khi họ định đồng ý mức lương của bạn đề nghị.
7. Yên lặng đúng lúc
Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi hai bên yên lặng đặc biệt trong những cuộc thương thảo. Nhưng cái bạn nên cân nhắc đó là việc tạm dừng ấy là điều rất bình thường trong quá trình giao tiếp. Đó chính là khoảng thời gian đối phương đang tiếp thu và phân tích những gì bạn nói hoặc họ đang chuẩn bị trả lời cho bạn mà thôi.
Hãy yên lặng và đợi giám đốc nhân sự trả lời. Việt tiếp tục cố gắng phá vỡ sự yên tĩnh đó càng chứng tỏ bạn thiếu tự tin. Có khi bạn lại thốt ra những lời gì đó mà bạn không có ý định nói.
8. Biết khi nào nên dừng lại
Nhà tuyển dụng thường trông đợi việc bạn đáp trả lại, nhưng không ai muốn một người luôn tranh cãi mặc cả mọi thứ từng tý một.
Bạn nói bạn muốn mức 65,000$ trong khi họ chỉ trả bạn mức tối đa là 58,000$. Đừng có mặc cả lại rằng bạn muốn mức 60,000$ vì như vậy sẽ làm cho vị giám đốc nhân sự kia cảm thấy khó chịu. Nếu được ở mức 60,000$ thì họ đã nói với bạn ngay từ đầu rồi.
Cái mà bạn cần thương thảo bây giờ đó là các phúc lợi khác, ví dụ như được nghỉ lễ nhiều hơn hoặc được đánh giá hoàn thành công việc sớm. Tóm lại, chìa khóa là ở chỗ phải hài hòa được giữa những cái bạn muốn và những quan tâm của nhà tuyển dụng.
Nguyên văn những lời thương thảo
Bạn muốn sẵn sàng cho các kịch bản khi thương thảo về lương, hãy chuẩn bị đề nghị đối ứng lại để giúp bạn có thu nhập cao hơn ở một công việc mới. Sử dụng những câu trả lời như sau để chuẩn bị cho việc thương thảo cho dù qua điện thoại hay trực tiếp:
1. Lời đối ứng
“Cảm ơn ngài vì cho tôi cơ hội này. Tôi rất hào hứng được làm việc cho công ty của ngài, tuy nhiên tôi hy vọng chúng ta nên xem xét mức lương là 65,000$. Tôi nghĩ rằng con số này đúng hơn vì nó tương ứng với phạm vi công việc cũng như các kinh nghiệm công việc của tôi trước đó”.
2. “Chúng tôi không đủ tiền chi trả” hoặc “Đó là mức tối đa cho vị trí này”
“Tôi biết rằng công ty của ngài có khoản chi trả nhất định cho vị trí công việc này, và tôi muốn cùng ngài đưa ra một cách giải quyết mà cả hai bên cùng có lợi. Theo như những gì tôi đã tìm hiểu cho vị trí công việc này trước đó (tên trang mạng), mức lương của người tương tự có năng lực và bằng cấp như tôi được trả tầm 70,000$ chứ không phải mức 60,000$ như ngài đưa ra. Vậy chúng ta nên lấy số trung bình chứ?”.
3. Nếu như bạn có một thư mời công việc ở một công ty khác
“Cảm ơn ngài vì đã chấp nhận cho tôi làm việc. Tuy nhiên, như ngài biết đấy, tôi cũng đã nộp đơn cho một số công ty khác và cũng nhận được lời mời từ họ. Nhưng bởi vì tôi thích công ty của ngài cho nên tôi muốn được làm việc ở đây với mức lương 80,000$ vì công ty khác đang trả tôi mức đó”.
4. “Số tiền chi trả cố định rồi”
“Tôi biết rằng số tiền 55,000$ là con số tốt nhất mà ngài đưa ra dựa trên mức lương cơ sở cho vị trí này. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm và những thành quả có được mà tôi đã trình bày trước đó với ngài tôi hy vọng ngài có thể trả tôi thêm 5,000$ nữa coi như dành cho những cái tôi vừa nêu”.
Nếu họ không đồng ý cho số tiền thêm đó, cố gắng thương thảo về thời gian nghỉ dài hơn, phụ cấp về đào tạo và các lợi ích khác.
5. “Lịch sử tiền lương của bạn cho thấy số tiền mà chúng tôi trả cho bạn đã cao hơn rồi”
“Vâng, trước đây tôi được trả lương ít hơn. Nhưng với những kiến thức mà tôi học hỏi thêm cộng với kinh nghiệm tích lũy có được tôi tin tôi xứng đáng nhận lương cao hơn. Nhưng mức mà ngài trả cho tôi thực sự chưa đúng với mức của thị trường”.
6. “Bạn đang muốn được trả quá cao so với vị trí tương tự”
“Tôi háo hức được làm việc ở công ty ngài. Nhưng theo tôi tìm hiểu chi phí sinh hoạt giữa Florida và San Francisco cho thấy rằng 135,000$ là mức chung thị trường đối với những người có kinh nghiệm như tôi. Nếu chấp nhận mức 95,000$ có nghĩa là nó sẽ làm thay đổi lớn tới cuộc sống của tôi”.
Chuẩn bị sẵn tinh thần từ chối
Bạn cần phải chuẩn bị tình huống sẽ từ chối công việc ngay trước khi cuộc thương thảo bắt đầu. Việc này làm cho bạn thấy tự tin hơn và bạn không cần phải tỏ ra chán nản tuyệt vọng.
Có tư duy như vậy không có nghĩa là bạn không có chút tác động nào về kết quả của cuộc thương thảo. Đơn giản đó là một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cách tốt nhất bạn có thể làm là thực hành cách đề nghị mức lương cao hơn trước khi bước vào cuộc thương thảo thực sự.
Bạn cũng có thể thử thương thảo thông qua email:
Khám phá thêm các bài hướng dẫn về nghề nghiệp trên Envato Tuts +, sẽ giúp bạn có được một công việc mới, kiếm thêm thu nhập và thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.
