17 câu hỏi quan trọng nên hỏi trước khi chấp nhận một lời mời làm việc
Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Giang Nam (you can also view the original English article)
Với một số ứng viên, miếng mồi lương sau nhiều tháng vất vả tìm việc đơn giản là quá hấp dẫn, đến mức họ sẵn sàng ký vào bất kỳ thỏa thuận công việc đầu tiên nào tìm được.
Có thể họ nghĩ mình đã được bù đắp đủ, có thể họ thấy mức lương cơ bản của mình chỉ cần cao hơn công việc trước đó là đủ.
Nhưng tiền không phải thứ duy nhất bạn đồng thuận khi bạn chấp nhận một công việc.
Bằng việc ký tên, bạn cũng chấp nhận lịch trình làm việc của công ty, chính sách nghỉ phép, và kế hoạch bảo hiểm y tế - hoặc không có những thứ đó. Và mặc dù không phải lúc nào cũng có trong hợp đồng, nó cũng mặc định là bạn chấp nhận làm việc với sếp mới và các đồng nghiệp mới, cho dù bạn có thích họ hay không.
Sau khi nhận lời mời làm việc, tới lượt bạn đặt câu hỏi
Sếp tương lai của bạn là người đã làm chủ cuộc trò chuyện trong quá trình phỏng vấn. Giờ thì tình thế đã xoay chuyển, một khi họ đưa ra đề nghị bạn làm việc.
Chuyện từ chối đề nghị cũng ổn thôi. Bạn đã khá vất vả để đi tới bước này, nhưng tất cả những nỗ lực đó cũng không thể biện minh cho cảm giác tồi tệ bạn có nếu cuối cùng bạn chẳng muốn làm việc ở đây.
Đừng để họ gây áp lực cho bạn để nhận được câu trả lời thuận lợi. Cảm ơn họ về đề nghị đó và cho bản thân chút thời gian để xem xét nó.



Hãy đọc đề nghị công việc và liệt kê ra những câu hỏi bạn nghĩ ra khi bạn đang lướt qua nó. Sau đó lên lịch cho một cuộc gặp để thảo luận về chúng. Nếu bạn không chắc mình nên hỏi gì trước khi chấp thuận đề nghị công việc, danh sách bên dưới sẽ là nơi khởi đầu tốt.
Các câu hỏi quan trọng cần hỏi trước khi chấp thuận một đề nghị làm việc
Một vài câu hỏi liên quan đến đề nghị công việc cần bạn
phải hỏi chính mình trước, để bạn có vị thế đàm phán tốt hơn với một nhà tuyển
dụng tiềm năng.
1. Những điểm không thỏa hiệp của tôi là gì?
Mục tiêu sự nghiệp và hạn mức bù đắp là khác nhau với từng ứng viên, tùy vào tình huống và kế hoạch của họ. Nghĩa là bạn chẳng bao giờ có được mọi thứ mình muốn.
Liệt kê những điểm không thỏa hiệp của bạn và nghĩ thật kỹ về những gì bạn sẵn sàng hi sinh. Những đặc quyền mà bạn sẵn lòng hi sinh có thể được dùng như thẻ thương lượng cho những điểm không thỏa hiệp của bạn.
2. Bạn có hài lòng với mức lương không?
Lương cơ bản có phù hợp với kinh nghiệm và những vị trí tương đương của bạn trong ngành không? Cân nhắc xem nó có đủ trang trải chi tiêu của bạn sau khi trừ thuế và những khoản khấu trừ khác.
Nếu bạn thấy lương là không đủ, hãy bắt đầu chuẩn bị đàm phán về điều này. Những hướng dẫn chuyên nghiệp về đàm phán dưới đây có thể giúp bạn:
- Đàm phánLàm thế nào để đàm phán một mức lương cao hơn sau khi nhận một lời mời làm việc mới (có kèm kịch bản)Charley Mendoza
- Cơ hội nghề nghiệpLàm thế nào để thương lượng mức lương của bạn qua Email (với các mẹo hữu ích + ví dụ)Charley Mendoza
3. Công ty có uy tín và ổn định không?
Một năm trước, tôi nhận việc tại một công ty đóng cửa chỉ sau 6 tháng tôi bắt đầu. Họ bỏ lại gần trăm nhân viên mà không có trợ cấp thôi việc và nửa tháng lương vẫn chưa chi trả.
Tôi không biết rằng người chủ sở hữu công ty đã có tiền lệ ăn gian khách hàng. Họ cũng có những quy định bán hàng đầy nghi vấn dẫn tới vô số lời phàn nàn từ khách hàng. Tôi đã không biết những điều đó khi tôi đặt bút ký nhận việc. Nếu họ đối xở với khách hàng còn tồi tệ như thế, tôi đáng lẽ đã phải nhận ra họ sẽ đối xử với chúng tôi theo cách tương tự.
Trải nghiệm này dạy tôi tầm quan trọng của việc nghiên cứu uy tín công ty, và nền tảng lãnh đạo trước khi chấp nhận là một phần của đội nhóm đó. Tìm kiếm trên Google về họ, kiểm tra các nhận xét trên Better Business Bureaus, và đọc các phản hồi từ những nhân viên cũ ở những trang nhận xét mức lương như Glassdoor.
4. Tôi có thể hòa đồng với các đồng nghiệp tương lai không?
Có thể bạn đã gặp một trong những đồng nghiệp tương lai trong buổi phỏng vấn, hoặc khi bạn ghé qua văn phòng.
Giờ thì, bạn chả có trách nhiệm phải cười suốt và tỏ ra dễ thương, bạn nghĩ bạn có thể hòa đồng với các đồng nghiệp đó không? Chẳng ai bảo bạn phải trở thành bạn tốt với đồng nghiệp, nhưng ít ra bạn cũng nên cân nhắc thái độ của họ và cách thức họ thường cư xử với bạn.
5. Tôi có thể làm việc được với sếp tương lai, với phong cách và hành vi lãnh đạo của họ không?
Câu hỏi này được kiến nghị bởi Michelle Riklan, giám đốc điều hành của Riklan Resources và là cựu chuyên viên nhân sự.
Cô nói tiếp, “Sếp tương lai của bạn sẽ có tác động khủng khiếp đến sự nghiệp của bạn. Hãy kiểm tra xem liệu bạn có thể tin tưởng, tôn trọng, và học hỏi được từ họ không.”
Ấn tượng của bạn về thái độ và phong cách quản lý của sếp tương lai trong quá trình phỏng vấn là gì?
Những câu hỏi về đề nghị công việc để hỏi phòng nhân sự
Giờ thì hãy xem qua những câu hỏi để hỏi phòng nhân sự khi họ đề nghị một công việc. Bạn muốn đảm bảo rằng mức lương đề xuất là chắc chắn, rằng họ có thể chấp nhận ngày bắt đầu nhận việc bạn cần, và các phúc lợi khác bạn muốn.
6. Đây có phải thỏa thuận cuối cùng không? Tôi có thể nhận thư mời làm việc không?
Mọi thứ đều cần được viết ra. Ưu đãi làm việc từ xa, các lựa chọn cổ phiếu, và những lợi ích hào nhoáng được thảo luận trong cuộc thương lượng chả có ý nghĩa gì cả, trừ khi nó được ghi vào hợp đồng.
Valerie Streif, Senior Advisor tại The Mentat, nói:
“Một người bạn thông báo cho giám đốc tuyển dụng rằng cô ấy sẽ có chuyến nghỉ phép khoảng 1 tháng trong năm đầu tiên nhận việc. Họ nói điều đó cũng ổn nhưng cô yêu cầu viết nó ra để xác nhận rằng họ đã hiểu cô sẽ xin nghỉ phép dài ngày, và điều đó không ảnh hưởng đến việc tuyển dụng cô.”
Nếu một thỏa thuận miệng về kỳ nghỉ một tháng không được đưa vào hợp đồng tuyển dụng, có thể cô đã mất việc rồi. Những lời hứa không được tuân thủ về vai trò và ích lợi có thể làm bạn nhức đầu muốn chết về sau.
7. Bạn muốn tôi bắt đầu lúc nào? Lúc nào bạn cần nghe quyết định của tôi?
Họ có muốn bạn làm việc ngay và luôn không hay bạn sẽ có một ít thời gian để nắm bắt công việc trước? Đây là hai câu hỏi quan trọng nhất để hỏi trước khi chấp thuận đề nghị công việc.
Nghĩ đến mọi điều bạn cần hoàn thành trước khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, ví dụ như:
- Bàn giao các dự án dang dở cho nhà tuyển dụng hiện tại.
- Thông báo nghỉ việc theo yêu cầu hợp đồng lao động hiện có.
- Tìm chỗ ở mới, nếu bạn phải di chuyển.
- Đóng gói đồ đạc, dọn tới chỗ mới.
- Sử dụng hết những ngày nghỉ phép không thể chuyển đổi thành tiền.
Bạn có thể thương lượng ngày khởi đầu trễ hơn một chút, nếu cần.
8. Đề nghị bao gồm những loại phúc lợi nào, và khi nào tôi bắt đầu đủ điều kiện?
Các gói bù đắp thường đi kèm với bảo hiểm y tế, bảo hiểm nha khoa, bảo hiểm nhân thọ nhóm, phụ cấp di chuyển và các ích lợi khác.
Không phải mọi ích lợi đều có từ ngày đầu nhận việc vì họ muốn đảm bảo bạn vượt qua đợt đào tạo và không nghỉ việc chỉ trong vài tháng. Hỏi phòng nhân sự xem lúc nào bạn có thể nhận các ích lợi này, và bạn có cần đạt yêu cầu gì khác không.
Tất cả những ích lợi này đều cộng thêm vào gói lương cơ bản của bạn. Hãy thử nghĩ chuyện những ích lợi này sẽ tốn phí của bạn bao nhiêu tiền nếu bạn tự lo, sau đó cộng thêm vào lương cơ bản để có một ý tưởng thô về giá của chúng.
Thẻ thành viên Gym, chiết khấu chăm sóc hàng ngày, và hoàn trả học phí cũng là những phúc lợi rất tốt, nếu bạn đang tự trả chi phí cho các dịch vụ này.
9. Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ phép và nghỉ bệnh?
Phúc lợi nghỉ phép và nghỉ bệnh khác nhau tùy thuộc vào
quốc gia bạn đang sống và văn hóa doanh nghiệp của nhà tuyển dụng. Hiện nay, các công ty ở Philippines thường cho nhân viên 6 tới 10 ngày nghỉ phép, cộng với 5 tới 10 ngày nghỉ bệnh, ngoài những ngày lễ chung. Một công ty tài chính đa quốc gia thậm chí cho phép nghỉ bệnh không giới hạn cho những nhân viên tiên phong tại chi nhánh đầu tiên của họ ở đây. Tại Mỹ, hầu hết nhân viên có 28 ngày nghỉ phép hưởng lương, không tính các ngày lễ. Không có quy định bắt buộc cho những chuyện này tại Mỹ.
Chuyện này có vẻ như là vấn đề cấm kỵ, nhưng là thứ bạn cần cân nhắc. Hỏi về những ngày nghỉ có thể nhận lại cái cau mày khó chịu khi đang phỏng vấn xin việc, nhưng bạn chắc chắn nên hỏi về nó khi quyết định nhận việc. Tìm hiểu xem ngày nghỉ có:
- Tăng lên khi bạn được thăng tiến không
- Cộng dồn sang năm tiếp theo không
- Đổi sang tiền mặt được vào cuối năm (cho những ngày phép chưa sử dụng) không
Quan trọng nhất là, tìm hiểu quy trình để áp dụng những ngày nghỉ đó. Vài công ty bắt nhân viên phải đi lòng vòng chỉ để xin vài ngày nghỉ phép, trong khi các công ty khác có một hệ thống ngăn ngừa thiên vị và chủ yếu dựa trên khối lượng công việc của nhóm.
10. Công ty có áp dụng chương trình 401(k) không?
Chương trình 401(k) là một phần quan trọng của quỹ lương hưu cho bạn. Nếu nhà tuyển dụng của bạn có chương trình 401(k), một phần tiền lương của bạn sẽ tự động chuyển sang tài khoản này, vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết số tiền đó đi đâu và nó được đầu tư thế nào.
Hỏi những câu hỏi sau đây để hiểu rõ hơn về chương trình
của họ:
- Công ty có ghi nhận đóng góp của tôi không? Có giới hạn nào cho sự ghi nhận đó không?
- Các đóng góp của người lao động có được lịch trình hoàn trả nào không?
- Có các lựa chọn đầu tư nào?
- Khi nào tôi có thể rút phần quỹ của mình?
- Các chi phí liên quan?
Dùng bảng tính 401(k) này để xem mức đóng góp của bạn và để xem mức đóng góp của bạn và kế hoạch của nhà tuyển dụng có thể phát triển quỹ lương hưu của bạn bao nhiêu.
11. Nhân viên ở vị trí của tôi thường làm việc bao lâu?
Nếu người tiền nhiệm của bạn đã rời bỏ công ty để theo đuổi một công việc trong mơ, điều đó rất tuyệt. Nhưng nếu họ phải tuyển cùng một vị trí mỗi năm trong 5 năm vừa qua, thì nó là báo động đỏ. Một người sếp tệ, lịch làm việc yêu cầu quá khắt khe, thiếu cơ hội thăng tiến, và chính trị văn phòng có thể là nguồn cơn của hiện tượng lặp đi lặp lại đó.
Nếu bạn cảm thấy người đại diện nhân sự không thật lòng về lý do cho vị trí trống, hãy tìm các nhận xét của nhân viên trên mạng.
Câu hỏi để hỏi sếp mới
Có vài câu hỏi quan trọng để hỏi đội ngũ quản lý mới của bạn khi chấp nhận một đề nghị công việc. Bạn muốn hiểu biết sâu sắc về các công việc thường ngày và trách nhiệm mình sẽ đảm nhận, cũng như đánh giá chính xác cơ hội thăng tiến chuyên môn trong đề nghị công việc mới này.
12. Trách nhiệm hàng ngày của tôi sẽ như thế nào?
Có vẻ khá ngu ngốc khi bạn hỏi điều này sau khi đã phỏng vấn. Nhưng dù sao bạn cũng nên hỏi để xác định rằng bạn đang chấp nhận những trách nhiệm giống như đã được quảng cáo và thảo luận trong cuộc phỏng vấn.
Chuyện nhân viên trải nghiệm công việc vượt phạm vi không lạ gì lắm, trong một tình huống mà các nhiệm vụ cứ liên tục chồng chất lên những gì đã được đồng thuận lúc đầu. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ bị vắt kiệt sức, trả lương dưới tầm, và ngứa ngáy muốn thoát khỏi công việc mới.
Bạn cũng có thể yêu cầu một bản sao của mô tả công việc và trách nhiệm của bạn để bạn có thể đọc được chi tiết các nội dung này.
13. Quy trình khởi động thế nào?
Khởi động là quy trình mà trong đó ứng viên mới được đào tạo về bối cảnh và mục tiêu của công ty, cũng như các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên có năng suất.
Một quy trình khởi động của nhà tuyển dụng khác nhau rất nhiều, từ việc học hỏi ngầm trong một tuần từ đồng nghiệp, cho tới các chương trình kéo dài cả tháng kết hợp giữa huấn luyện trong phòng họp và đào tạo thực tiễn. Độ dài của chương trình khởi động cũng ảnh hưởng đến việc sếp mới của bạn sẽ cho bạn bao lâu để bắt đầu có thấy kết quả.
14. Mục tiêu của công việc này? Làm thế nào tôi ước lượng được độ thành công của mình?
Hãy làm rõ những kết quả mà sếp mong muốn, và số liệu được dùng để đo đếm sự thể hiện của bạn.
Các công ty lớn thường thành lập các chỉ số hoạt động chính (KPIs) ngay từ đầu, nhưng nếu bạn đang làm việc cho một công ty nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp, bạn có thể cần thảo luận để tạo ra những số liệu này với quản lý của bạn.
Một điều khác cần cân nhắc là độ thường xuyên và thời điểm đánh giá năng lực. Nó sẽ được tiến hành mỗi tháng, mỗi quý hay hàng năm?
15. Lịch trình của tôi sẽ là gì?
Thậm chí nếu bạn không được trả lương theo giờ, độ dài tuần làm việc vẫn ảnh hưởng đến thu nhập của bạn.
Chẳng hạn lương của bạn là 50,000 đô một năm. Nếu bạn chỉ làm việc 40 giờ một tuần, bạn sẽ kiếm được khoảng 24 đô mỗi giờ. Nếu bạn thường phải ở lại trễ mà không được trả lương ngoài giờ, mức thu nhập theo giờ của bạn sẽ giảm sút.
Loại lịch trình này là phổ biến ở vài công việc, và trong vài trường hợp chúng được bù đắp với mức cơ bản cao hơn hoặc nhiều ngày nghỉ phép hưởng lương hơn. Công việc mới của bạn có nằm trong trường hợp này không?
Sếp tương lai có thể sẽ không nói cho bạn toàn bộ sự thật, để khỏi làm bạn sợ hãi bỏ chạy khỏi công việc. Vì vậy hãy cố hỏi thăm cả những đồng nghiệp tương lai của bạn nữa.
16. Công ty mong đợi gì về việc giữ liên lạc?
Một kỹ sư viễn thông luôn bắt điện thoại, trong trường hợp khách hàng của công ty họ gặp rắc rối về hệ thống. Dựa trên thỏa thuận về mức dịch vụ, nếu một cuộc gọi tới lúc 2 giờ sáng, họ phải trả lời và giải quyết vấn đề ngay lập tức. Trong vài trường hợp, họ phải tự mình lết tới địa điểm, hoặc gửi ai đó tới để sửa chữa. Tương tự như bác sĩ và các công việc mẫn cảm về thời gian khác.
Thiệt không may, giao tiếp 24/24 không chỉ giới hạn với những công việc này. Trong vài trường hợp, nó tùy thuộc chuyện sếp bạn nghiện công việc tới mức nào. Tốt hơn là nên biết điều này sớm, trước khi sếp tương lai gọi cho bạn lúc 1 giờ sáng để xác nhận bạn sẽ có mặt trong cuộc họp lúc 4 giờ sáng.
Bạn không chỉ nên lo lắng về những cuộc gọi sau nửa đêm. Hãy hỏi để biết bạn được chờ đợi sẽ trả lời tin nhắn và điện thoại và email thế nào sau giờ làm việc, hoặc vào ngày cuối tuần.
Nghỉ xả hơi khỏi công việc là phần tối quan trọng để cân bằng công việc và cuộc sống.
17. Có các cơ hội nào để thăng tiến về chuyên môn?
Có thể bạn nghỉ công việc trước vì không mấy hài lòng với những cơ hội phát triển sự nghiệp sẵn có.
Nếu đó là lý do bạn chuyển đổi, liệu nhà tuyển dụng mới có cho bạn cơ hội bạn đang tìm kiếm không?
Hãy nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty. Vị trí của bạn ở đâu trong đó? Nó có không gian phát triển không hay chỉ là một công việc hẻm cụt?
Nếu có không gian để phát triển, liệu có ai đó phải về hưu trước khi bạn được thăng chức không? Hay những công việc cho phép chuyển đổi hàng ngang, như chuyển tới một phòng ban hoặc đội nhóm khác? Thăng tiến ngang hàng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc lên lương, nhưng nó có thể mở rộng vốn kỹ năng và mạng lưới của bạn bên trong công ty.
Bạn không kén chọn, bạn chỉ cần thông tin.
Bạn có sợ sếp tương lai hoặc trưởng phòng nhân sự sẽ nghĩ bạn quá kén chọn không? Đừng sợ.
Biết những câu hỏi cần hỏi nhà tuyển dụng trước khi chấp nhận đề nghị làm việc chỉ cho thấy bạn tự tin về giá trị của mình trong tư cách một nhân viên. Nếu họ không nhìn theo cách đó, bạn nên nghĩ lại chuyện làm việc cùng những con người né tránh những câu hỏi thông minh.
